Jim Cramer chỉ ra những "gót chân Achilles" của thị trường, nhà đầu tư nên bán ra ngay lập tức khi giá hồi phục
Người dẫn chương trình "Mad Money" của CNBC chia sẻ suy nghĩ về những ngành và một vài cổ phiếu cụ thể mà ông cho là không nên động vào.
- 10-04-2020Nghi ngờ đà phục hồi của cổ phiếu, tỷ phú Mark Cuban tiếp tục tích tiền mặt
- 09-04-2020Cổ phiếu công ty tí hon ở Pháp tăng 1.600% vì thành tích chống Covid-19
- 08-04-2020Giá cổ phiếu tăng 70% sau hơn 2 năm nhờ chuyển đổi online, các doanh nghiệp học được gì từ chuyện cũ của Nike trong bối cảnh dịch Covid-19?
Ở thời điểm hiện tại, trên phố Wall đang tràn ngập những công ty bị thiệt hại nặng nề vì đại dịch Covid-19, và các nhà đầu tư cần phải tránh xa rất nhiều ngành, Jim Cramer - đồng sáng lập của trang web chuyên về tài chính TheStreet.com và là người dẫn chương trình "Mad Money" của kênh CNBC – nhận định.
Dịch bệnh lây lan nhanh chóng và những biện pháp phong tỏa đã khiến nhu cầu chi tiêu mua sắm lao dốc không phanh, trong khi các hoạt động kinh tế gần như bị đóng băng. Tất cả tạo nên 1 tương lai bất định cho rất nhiều doanh nghiệp.
"Không may là số công ty thua cuộc và bị thiệt hại nặng lớn hơn số được hưởng lợi từ đại dịch rất nhiều, và nhiều cổ phiếu giờ không thể đầu tư được", ông nói. "Những cổ phiếu này chính là gót chân Achilles của thị trường, và bất cứ khi nào giá của chúng hồi phục trở lại thì bạn nên bán ra ngay lập tức, chuyển dòng tiền sang công nghệ và y tế, những ngành thắng cuộc và đang giúp chúng ta chống chọi với dịch bệnh".
Cramer chia sẻ suy nghĩ về những ngành và một vài cổ phiếu cụ thể mà ông cho là không nên động vào.
Ô tô
Hàng triệu người đang làm việc, học tập và gần như làm mọi thứ từ nhà. Không chỉ vậy, hàng chục triệu người đã mất việc trong 4 tuần qua. Càng ở nhà nhiều thì càng tiêu ít hơn trên đường.
Do đó hoạt động lái xe giảm rất mạnh. Nhưng Cramer cho rằng có duy nhất 1 cổ phiếu ô tô mà nhà đầu tư nên mua: Tesla.
Dầu khí
Giá dầu thô thế giới đã lao dốc mạnh nhất kể từ những năm 1970 sau khi Saudi Arabia và Nga – 2 nhân vật chủ chốt của OPEC và OPEC+ không thể đồng thuận về sản lượng. Dù đầu tuần này các bên đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhưng giá dầu vẫn đang ở mức rất thấp.
Thêm vào đó, những lệnh hạn chế di chuyển và phong trào hãy ở nhà làm nhu cầu năng lượng nhanh chóng sụp đổ. Giá dầu WTI giao ngay đã giảm hơn 66% kể từ đầu năm đến nay, giờ chỉ còn hơn 20.000 USD/thùng.
"Không nên động vào toàn bộ ngành này, kể cả những cổ phiếu có cổ tức cao", Crammer nói.
Du lịch
Dù các chính phủ có sớm dỡ bỏ các lệnh hạn chế di chuyển thì ngành hàng không vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu đi lại giảm mạnh. Các công cụ làm việc từ xa khiến các buổi họp trực tuyến dễ dàng hơn, làm giảm nhu cầu đi lại.
Điều này tác động tiêu cực đến doanh thu tương lai của các hãng hàng không và cả các khách sạn, nơi lưu trú.
"Giờ thì tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái với các cuộc họp trực tuyến, và vì kinh tế suy thoái, cắt giảm các chuyến bay rõ ràng là 1 cách hữu ích, dễ áp dụng để tiết kiệm tiền bạc".
Bất động sản thương mại
Các công ty kinh doanh mặt bằng thương mại đang phải đối mặt với rất nhiều "cơn gió ngược", dù được quản lý tốt đến đâu, theo Cramer. Trước đó là làn sóng một loạt các chuỗi bán lẻ phải đóng cửa hàng do thua lỗ và sự lên ngôi của thương mại điện tử. Giờ thì thị trường cho thuê văn phòng cũng suy giảm vì số doanh nghiệp phải đóng cửa tăng mạnh.