JPMorgan: Kể cả khi soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, đây là điều mà Trung Quốc chắc chắn vẫn sẽ thua Mỹ
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng JPMorgan Chase nhận định đồng USD vẫn sẽ thống trị thế giới dù GDP Trung Quốc có vượt Mỹ đi chăng nữa.
- 17-06-2023Cần bao nhiêu tiền để được coi là giàu ở Mỹ?
- 17-06-2023Xu hướng lạ ở Mỹ: Thuê nhà ở thành phố quá đắt, nhiều người chọn ở xa và đi làm bằng ... máy bay, di chuyển cả nghìn cây số tới nơi làm việc
- 16-06-2023Ngành công nghệ cả nước đổ xô vào lĩnh vực Mỹ vừa đạt thành tựu đột phá, liệu Trung Quốc có thể "lật kèo" thành công?
Thế giới sẽ sớm chứng kiến sự thống trị của đồng USD bắt đầu suy yếu, một phần bởi nỗ lực phi đô la hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chiến lược gia của ngân hàng JPMorgan, điều đó không đồng nghĩa đồng bạc xanh có nguy cơ bị thay thế bởi 1 đối thủ cạnh tranh như nhân dân tệ.
Trong báo cáo mới đây, nhóm chuyên gia của ngân hàng Mỹ giải thích rằng kể cả khi Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, vị trí số 1 của đồng USD cũng sẽ không bị lung lay. Nếu có sự đổi ngôi, lịch sử cho thấy quá trình đó sẽ diễn ra rất chậm chạp.
“Mặc dù Mỹ vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ cuối thế kỷ 19, phải đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc tức giữa thế kỷ 20, đồng USD mới được thừa nhận rộng rãi là đã vượt qua bảng Anh để trở thành đồng tiền được dự trữ nhiều nhất trên thế giới”, báo cáo của JPMorgan viết.
Do đó, nhóm chuyên gia nhận định nếu như Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030, USD vẫn duy trì sự thống trị cho đến tận nửa sau của thế kỷ này.
Hơn nữa, có 1 điều quan trọng là nhân dân tệ chỉ có thể trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế nếu như Trung Quốc nới lỏng đáng kể các biện pháp kiểm soát dòng vốn – điều cho đến nay có rất ít khả năng xảy ra.
Mặt khác, chiến dịch phi đô la hóa có thể đạt được bước tiến lớn nếu như niềm tin vào USD đột ngột suy yếu hoặc có những diễn biến tích cực ở bên ngoài nước Mỹ mà nâng cao đáng kể vị thế của 1 đồng tiền khác.
Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tỷ trọng của USD trong dự trữ ngoại hối quốc tế đã giảm từ mức 73% trong năm 2001 xuống còn 58% trong năm 2022. Trong khi đó tỷ trọng của nhân dân tệ tăng khoảng 2,5%.
Tuy nhiên theo quan điểm của JPMorgan, những con số này không nói lên nhiều điều vì bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá và động thái tái cơ cấu danh mục.
Ngân hàng này vẫn nhận định trong dài hạn Trung Quốc vẫn là đối thủ duy nhất có đủ khả năng thách thức vị thế của đồng USD cũng như nền kinh tế Mỹ. Nhưng xét trên nhiều khía cạnh gồm kinh tế, công nghệ, dân số, địa lý và nhiều yếu tố khác, ngày Mỹ bị “truất ngôi” vẫn còn rất xa.
Stephen Jen, CEO của Eurizon SLJ, mới đây dự báo thế giới sẽ nổi lên một hệ thống tiền tệ dự trữ gồm 3 cực, trong đó USD nổi trội so với 2 đồng tiền còn lại là euro và nhân dân tệ. Cấu trúc như vậy sẽ phù hợp hơn với sức mạnh của các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Tham khảo Business Insider
Nhịp sống thị trường