MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kết cục khác nhau của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, nói cho chúng ta biết một điều: Sức khỏe mới là vốn khởi nghiệp quý giá nhất

25-05-2020 - 13:47 PM | Sống

Trên đường chạy marathon cuộc đời, thứ chúng ta cần liều mạng giữ lấy chính là sức khỏe, sống càng lâu thì phần thắng càng lớn.

Trong giai đoạn Tam Quốc quần hùng tranh bá, chiến tranh liên miên, có một vị kì tài xuất hiện, ông thân cao tám thước, diện mạo anh tuấn, đồng thời túc trí đa mưu, dụng binh như thần. Người đó chính là Gia Cát Lượng, hay còn được gọi là "Ngọa Long". Gia Cát Lượng không chỉ là nhân vật lịch sử có thật mà còn là một điển hình nghệ thuật vô cùng nổi tiếng trong văn học cổ điển của Trung Quốc.

Gia Cát Lượng được biết đến như khai quốc công thần của Thục Hán, là một kì tài hiếm có không gì không biết, không gì không thể trong mắt người đời. Mọi người sùng bái Gia Cát Lượng, vừa là sùng bái trí tuệ trên cả tuyệt vời, vừa là sùng bái sự trung thành, tận tâm tận lực tới kiệt sức vì quốc gia của ông. Sức hút nhân cách của Gia Cát Lượng khiến ông trở thành thần tượng văn hóa trong suốt một thời gian lịch sử dài.

Điều khiến người ta cảm thấy tiếc nuối đó là, vị anh tài ấy đã ra đi mãi mãi ở tuổi 54, tới khi chết vẫn chưa thể hoàn thành được nguyện vọng phục hưng Hán thất của mình, dù có quyết tâm, dù có nỗ lực không ngừng nghỉ, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào kết cục bi thương "xuất sư vi thiệp thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ mãn khâm" (xuất quân nhiều lần còn chưa có được chiến thắng cuối cùng đã phải ra đi, để lại bao tiếc nuối, khiến anh hùng trong thiên hạ phải đổ lệ xót thương).

Đời người ngắn ngủi, "thảo mộc nhất thu", đối mặt với bệnh tật, vị "thần" trong mắt mọi người này cũng trở thành một người vô cùng bình thường.

Kết cục khác nhau của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, nói cho chúng ta biết một điều: Sức khỏe mới là vốn khởi nghiệp quý giá nhất - Ảnh 1.

Nhân vật Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ

Một nhà tâm lý học người Mỹ từng nói: một người, muốn hết mực phát huy toàn bộ tiềm năng của mình, điều kiện tiên quyết là anh ta trước tiên phải có một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, chỉ khi đảm bảo được tiền đề này, trí tuệ và năng lực của một người mới có thể phát huy được tới cực hạn.

Các cụ nói, sức khỏe là vốn nền tảng của cách mạng, nói tới đây, có thể có nhiều người phản bác, không lẽ cứ khỏe mạnh là sẽ có được tất cả? Tất nhiên là không, nhưng nếu không có sức khỏe thì tất cả những gì bạn có được đều sẽ trở về con số 0.

Nói tới đây, không thể nào không nhắc tới một anh tài đại lược khác của thời kì lịch sử này, người đó là Tư Mã Ý. Có người nói, bí quyết thành công của Tư Mã Ý chỉ gói gọn trong hai chữ "chịu đựng", chịu đựng 4 đời quân vương họ Tào, chịu đựng tới khi kẻ địch truyền kì Gia Cát Lượng qua đời. Nhưng cách nói này có phần phiến diện, Bởi lẽ những người nghĩ vậy là những người coi thường năng lực của Tư Mã Ý, nhưng, không thể không nói, "sống lâu" cũng chính là một nhân tố giúp Tư Mã Ý thành công. Nhưng ngoài "chịu đựng" ra, thì thành công của Tư Mã Ý vẫn còn một chữ nữa đó chính là "nhẫn".

Tư Mã Ý cả đời giả bệnh 2 lần, một lần là vì không muốn ra làm cho Tào Tháo, một lần là vì muốn giữ mạng, vì vậy lựa chọn nhẫn nhịn. Nhờ vào năng lực, sự nhẫn nại và cả cái "sống lâu" mà chúng ta hay bàn luận ngày nay, cuối cùng đã thành toàn nên thành công của Tư Mã Ý.

Kết cục khác nhau của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, nói cho chúng ta biết một điều: Sức khỏe mới là vốn khởi nghiệp quý giá nhất - Ảnh 2.

Nhân vật Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ

Ngược lại, Ngọa Long của chúng ta lại không may mắn tới vậy, tuy mưu trí hơn Tư Mã Ý, nhưng lại bại trước sự gặm nhấm của thời gian. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, 27 tuổi vừa là độ tuổi "nở rộ", khi được đích thân Lưu Bị 3 lần tới mời xuống núi, cũng vừa là năm đánh dấu ông chính thức xa rời cuộc sống điền viên thanh đạm, an tĩnh để tới với cuộc sống binh hoang mã loạn, tinh thần và tâm lý luôn ở trạng thái phải suy nghĩ, căng như dây đàn.

"Hậu xuất sư biểu" có viết: Gia Cát Lượng từng "ngũ nhật độ hộ, thâm nhập bất mao, bính nhật nhi thực" (tháng năm vượt qua Lô Thủy, đi vào nơi đất cằn cỗi, hai ngày mới được một bữa cơm).

Trên đường hành quân, có thể nói điều kiện vô cùng khắc nghiệt, ăn gió nằm giời, tinh thần mệt mỏi, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của một người trước đó đã quen với cuộc sống điền viên nhàn nhã như Gia Cát Lượng. Mặt khác, là thừa tướng của một nước, hàng ngày công vụ dồn dập, thức khuya dậy sớm đã trở thành thường nhật, vì để phục hưng Hán thất, báo đáp ơn nghĩa của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã tự mình gánh lấy áp lực tâm lý vô cùng lớn, tuy trông bề ngoài thì có vẻ thảnh thơi, quý tộc, nhưng thực ra tinh thần sớm đã mệt mỏi tới cực hạn. Cơ thể mỗi ngày một yếu đi, có lần khi nghe tin Trương Bào mất, ông thậm chí còn ho ra máu, sau đó nằm giường mấy ngày, tất cả đều là những dấu hiệu cảnh báo sự xuống dốc của cơ thể.

Sức khỏe là vốn quý của người làm cách mạng, mất đi sức khỏe, dù có tài năng tới đâu, bạn lấy gì ra để mà hiện thực ước mơ và bá nghiệp của mình? Nói đến đây không thể không khen Tư Mã Ý đã làm rất tốt, không chỉ thường xuyên rèn luyện sức khỏe, vô cùng chú ý tới dưỡng sinh mà ngay cả lúc đi chinh chiến cũng đều mang theo đầu bếp của mình để đảm bảo dinh dưỡng đủ ba bữa. Không thể phủ nhận rằng, sống lâu chính là một nhân tố thành công đầy may mắn của Tư Mã Ý.

Vậy mới nói: trên đường chạy marathon cuộc đời, thứ chúng ta cần liều mạng giữ lấy chính là sức khỏe, sống càng lâu thì phần thắng càng lớn.

Cứ nhìn Gia Cát Lượng thì thấy, có thể nói mặt nào cũng hơn Tư Mã Ý, nhưng cuối cùng lại bị đánh bại bởi yếu tố khách quan là sức khỏe. Nếu Gia Cát Lượng khi đó sống lâu hơn một chút, biết đâu vận mệnh của Thục Hán đã khác?

Nhưng lịch sử nào có thể lặp lại, mọi nỗ lực cố gắng, mọi tài cán hơn người của Gia cát Lượng, tất cả đều thành mây khói chỉ trong vòng chốc lát. Nó để lại cho chúng ta một đạo lý rằng: Sức khỏe mới là cái vốn lớn mạnh và đáng tin cậy nhất của mỗi người.

Theo A Độ

Trí thức trẻ

Trở lên trên