Kết quả khảo sát: Bố mẹ dạy 4 điều này con thông minh, học giỏi, thành công nằm trong tầm tay
Bắt đầu từ những việc đơn giản này, bạn đang xây những bước vững chắc cho tương lai con.
- 22-07-2024Cụ bà công bố di chúc chia 2 tỷ đồng cho 3 người con: Con cả từ chối nhận tiền, chỉ xin lấy 1 thứ, phản ứng lạ của 2 người còn lại
- 21-07-2024Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Cho con tham gia 3 lớp học thêm này chẳng có lợi ích gì lại lãng phí tiền bạc, bố mẹ cần biết ngay
- 19-07-2024Lên nhà con trai chơi, được con dâu tặng 1 túi quần áo cũ: Về nhà mở ra nhìn bên trong tôi phải òa khóc
Margot Machol Bisnow là một nhà văn, chuyên gia nuôi dạy con. Trước đó, bà có 20 năm kinh nghiệm công tác trong chính phủ, trong đó từng là Ủy viên Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) và là thành viên chủ chốt của Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ.
Margot cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Raising an Entrepreneur: How to Help Your Children Achieve Their Dream (Tạm dịch: “Nuôi dạy doanh nhân: Cách giúp con bạn đạt được ước mơ”).
Bà cho biết trong cuộc khảo sát để viết cuốn sách này, bản thân đã có cơ hội nói chuyện với 70 bậc cha mẹ - những người nuôi dạy nên những đứa trẻ thành đạt. Dưới đây là 4 điều mà những bậc cha mẹ này luôn làm khi con họ còn nhỏ:
Họ luôn ủng hộ đam mê của con cái
Margot cho biết những đứa trẻ trong các gia đình mà bà từng phỏng vấn đều được bố mẹ nuôi dưỡng niềm đam mê ngay từ khi còn nhỏ. Họ không ngăn cấm con mình phát triển sở thích. Bởi các bậc phụ huynh này hiểu rằng đây là cách để phát triển đời sống tinh thần cho trẻ.
Đồng thời, vì đây là những hoạt động con tự chọn nên tụi nhỏ rất hào hứng và nỗ lực hết mình. Thông qua đó, các con sẽ học được cách kiên trì và bền bỉ để theo đuổi thứ mình muốn. Những trải nghiệm này cũng cho các con tin vào khả năng thành công khi bản thân đã dồn hết tâm huyết vào một việc gì đó.
Chuyên gia này cho biết mặc dù nhiều phụ huynh không hiểu được đam mê của con mình là gì. Song họ vẫn ủng hộ hết mình. Bởi họ thấy được niềm vui mà con mình có được từ đam mê đó.
Họ dạy con chấp nhận thất bại
Những doanh nhân thành đạt mà bà Margot nêu trong cuốn sách của mình đều là những người dám chấp nhận rủi ro. Cách tiếp cận này gợi nhớ đến câu nói của Billie Jean King: Chúng ta không nên gọi đó là thất bại. Thực tế, đó là bài học.
Để có được tinh thần này, bà Margot khẳng định họ đã được lớn lên với niềm tin rằng: Cha mẹ sẽ luôn ở bên họ, dù có bất kể vấn đề gì xảy ra. Đồng thời, cha mẹ của những cá nhân kiệt xuất này cũng luôn dạy con mình rằng cạnh tranh để chiến thắng là điều tốt, nhưng thua cuộc cũng chẳng sao. Thất bại là cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, phát triển và xây dựng ý thức vươn lên.
“Các bậc cha mẹ mà tôi phỏng vấn luôn cổ vũ con cái nỗ lực, thay vì tập trung vào thành tích của chúng”, Margot Machol Bisnow chia sẻ.
Họ khuyến khích sự tò mò và tính tự chủ
Khi được khuyến khích sự tò mò của mình, trẻ sẽ có cơ hội được khám phá thế giới. Từ đây, chúng sẽ tìm ra cách cải thiện, mở rộng hoặc phát hiện ra thứ mà mình yêu thích.
Đáng ngạc nhiên, sự tò mò là một kỹ năng hiếm có ngày nay. Các chuyên gia nghề nghiệp thậm chí còn gọi nó là một "kỹ năng đang phát triển" và các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard gọi nó là một đặc điểm rất được săn đón trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Những doanh nhân được đề cập trong cuốn sách của bà Margot đã được cha mẹ dạy phải tự hỏi: “Cái này hoạt động như thế nào? Nó có nhất thiết phải theo cách này không? Tôi có thể làm cho nó tốt hơn không?”.
Nhiều bậc phụ huynh nói với bà Margot rằng họ không muốn con mình hài lòng với một điều gì đó “vì mọi thứ vốn dĩ như vậy”.
Họ dạy con về tài chính từ sớm
Tất cả những cha mẹ mà bà Margot đã phỏng vấn đều khẳng định rằng: Họ nỗ lực dạy con mình về tiền bạc theo nhiều hình thức khác nhau.
Joel Holland là 1 doanh nhân khởi nghiệp thành công. Anh cho biết có được điều này là nhờ những hiểu biết tài chính đã được bố mẹ dạy từ sớm.
Ngay từ khi còn nhỏ, anh và chị gái đã phải làm công việc quét rác để có tiền tiêu vặt. Trong khi những người bạn cùng trường đều được bố mẹ mua cho giày trượt patin. Anh lại phải làm những công việc nhà, rồi tự tiết kiệm cho đến khi đủ tiền mua.
Cha mẹ của Joel cũng không chi trả học phí đại học cho anh. Anh chấp nhận sống dựa vào các khoản vay sinh viên rồi kiếm tiền từ đi làm thêm để trả nợ.
“Vì phải vất vả kiếm tiền học phí nên tôi chưa bao giờ bỏ lỡ bất cứ một buổi học nào. Theo ước tính của tôi, mỗi lớp học có giá khoảng 500 đô la,” anh nói. “Cứ mỗi khi bị cám dỗ trốn học, tôi lại nghĩ đến nguy cơ thất thoát số tiền này.”