Kết quả thử nghiệm phát tiền cho người dân tại Phần Lan - mọi người hạnh phúc hơn nhưng không chăm chỉ hơn
Tuy vậy đây mới chỉ là kết quả thử nghiệm năm đầu tiên tại Phần Lan và nó không đủ để đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả chương trình này.
- 18-02-2019Người trẻ mà chỉ "máu" khởi nghiệp, không chịu làm thuê, sớm muộn cũng thua vì thiếu 1 thứ quan trọng nhất: Đời không dễ như là mơ, ôm mộng giàu sang thì phải nhớ điều này!
- 18-02-2019Không quan trọng bạn giàu bao nhiêu, giá trị đích thực của một người nằm ở 4 chữ này: Nhiều người đi hết cuộc đời vẫn mơ hồ
- 18-02-2019Warren Buffett nghĩ thời gian là thứ duy nhất không mua được, nhưng nếu có thể thì sao: Ba nhà khởi nghiệp trẻ này đã chứng minh thời gian do chính bản thân bạn nắm giữ
Ý tưởng về thu nhập cơ bản cho toàn dân (universal basic income) từng thu hút nhiều sự chú ý trên toàn cầu cũng như được một số quốc gia tích cực thử nghiệm. Những người ủng hộ cho rằng, một mức thu nhập tối thiểu cho toàn dân bất kể có việc làm hay không sẽ không làm giảm động lực tìm việc làm, đồng thời loại bỏ được sự phức tạp, thậm chí tham nhũng và quan liêu trong hệ thống an ninh xã hội.
Đi đầu trong áp dụng ý tưởng này ở châu Âu là Phần Lan khi họ thử nghiệm nó suốt 2 năm qua, tính từ tháng Một 2017. Cuộc thử nghiệm thực hiện bằng cách chọn ngẫu nhiên 2.000 người đang thất nghiệp và cho họ khoản tiền 560 Euro (634 USD) mỗi tháng mà không kèm điều kiện gì. Họ vẫn nhận được khoản tiền này kể cả khi tìm được việc làm.
Vào ngày 8 tháng Hai vừa qua, các kết quả trong năm đầu tiên của cuộc thử nghiệm này đã được công bố, tuy nhiên nó không hoàn toàn được như kỳ vọng của những người ủng hộ.
So với những người nhận trợ cấp thất nghiệp thông thường, thời gian lao động của những người tham gia thử nghiệm chênh lệch không đáng kể. Trung bình, cả hai nhóm đều làm việc gần 50 ngày mỗi năm và kiếm được khoảng 4.250 Euro.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đề xuất này cũng được khích lệ bởi một kết quả khác cho thấy, những người tham gia thử nghiệm cảm thấy hạnh phúc hơn đáng kể so với nhóm còn lại.
Nhưng thử nghiệm này chưa đủ để rút ra kết luận đầy đủ về ý tưởng này. Một phần vì nó chỉ đề cập đến kết quả trong năm thử nghiệm đầu tiên. Ngay cả khi nó được kéo dài trong đầy đủ 2 năm (bị rút ngắn lại do thiếu kinh phí) – theo nhà nghiên cứu của dự án, Minna Ylikanno, khoảng thời gian này vẫn là quá ngắn để thấy được các thay đổi trong hành vi.
Phần Lan dự kiến sẽ công bố báo cáo kết quả thử nghiệm đầy đủ vào đầu năm 2020, nhưng các lợi ích lớn nhất của hệ thống này không đủ để kéo dài chương trình này trong những năm tiếp theo. Ngay từ khi thử nghiệm chưa kết thúc, chính phủ Phần Lan đã quyết định sẽ không mở rộng chương trình này cho toàn dân.
Tham khảo Economist
Trí thức trẻ