Khách du lịch hủy đặt phòng trước 11 tiếng và đòi hoàn 100% tiền cọc, công ty dịch vụ không đồng ý liền bị tòa án gửi giấy triệu tập
Đòi hoàn 9.400 NDT tiền cọc khi thuê phòng khách sạn nhưng không được chấp nhận, người phụ nữ Trung Quốc kiện công ty dịch vụ ra tòa.
- 27-09-2024Gửi tiết kiệm hơn 7 tỷ đồng, người đàn ông “mất sạch” tiền sau 1 năm, ngân hàng tuyên bố : “Chúng tôi không liên quan”
- 26-09-2024Đến ngân hàng xin rút tiền từ tài khoản của người chồng quá cố, cụ bà 76 tuổi được nhân viên thông báo: "Chính chủ phải có mặt mới rút được tiền"
- 22-09-2024Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 34 tỷ đồng, sau 3 ngày số dư chỉ còn 0 đồng: Ngân hàng chối bỏ trách nhiệm, cảnh sát vào cuộc điều tra
Ngày 1/5 năm nay, chị Vương ở Thượng Hải, Trung Quốc, đã hẹn bạn bè đến Semporna, một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, để cùng nhau nghỉ dưỡng. Trước đó vào ngày 17/4, chị Vương đã đặt gói lưu trú 3 ngày 2 đêm tại một khách sạn ở nước ngoài do Công ty A đăng bán trên nền tảng trực tuyến. Chi tiết gói nghỉ dưỡng này là du khách nhận phòng vào 11h ngày 1/5 và trả phòng vào ngày 3/5. Họ đã đặt cọc trước 9.400 NDT (hơn 33 triệu đồng) cho khách sạn. Đồng thời, người phụ nữ này cũng đặt vé máy bay khứ hồi trên một nền tảng trực tuyến khác và thời gian khởi hành của chuyến bay đi được ấn định là 3 giờ 25 sáng ngày 1/5.
Trong lúc chờ ở sân bay, chị Vương được hãng hàng không thông báo chuyến bay của họ bị hủy do điều kiện thời tiết chuyển xấu và chuyến bay tiếp theo sẽ cất cánh sau 24 giờ. Như vậy, nhóm chị Vương sẽ không thể đến nhận phòng đúng giờ. Không còn cách nào khác, vào lúc 0h38 sáng ngày 1/5, người phụ nữ này đã gọi điện thông báo cho Công ty A rằng họ muốn hủy đặt phòng khách sạn lúc hôm đó và nêu rõ lý do.
Sau khi thương lượng với khách sạn, Công ty A thông báo với chị Vương rằng giải pháp mà khách sạn đưa ra là khách hủy đặt phòng trong ngày sẽ phải chịu 100% tiền cọc. Số tiền này chính là tiền bồi thường thiệt hại cho khách sạn. Tuy nhiên, chị Vương không chấp nhận phương án trên và nộp đơn xin hoàn tiền trên nền tảng trực tuyến của Công ty A nhưng bị từ chối.
Sau khi thương lượng, Công ty A cho biết chị Vương không cần huỷ đặt phòng, thay vào đó Công ty A có thể sắp xếp cho nhóm của chị Vương 1 lần lưu trú khác nếu họ còn có ý định đi du lịch trong vòng nửa năm. Ngược lại, nếu chị Vương nhất quyết hủy phòng thì họ chỉ có thể hoàn lại cho chị 814 NDT (hơn 2,8 triệu đồng). Chị Vương vẫn không chấp nhận phương án trên nên đã kiện đối phương ra tòa và yêu cầu họ phải hoàn trả toàn bộ phí đặt phòng khách sạn là 9.400 NDT cho mình.
Trước tòa, chị Vương cho biết chuyến nghỉ dưỡng của chị và nhóm bạn chỉ có 3 ngày. Vì chuyến bay bị hoãn mất một ngày nên chị không còn cách nào khác là phải hủy phòng đã đặt. Hơn nữa, chuyến bay bị hủy do thời tiết xấu là yếu tố bất khả kháng, do đó việc chị Vương hủy đặt phòng trước giờ nhận phòng 11 tiếng là có thể chấp nhận được.
Trong khi đó, Công ty A lập luận rằng công ty họ chỉ là bên thứ 3 trung gian, cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn chứ không phải dịch vụ lưu trú tại khách sạn. Phí khách sạn mà bà Vương trả đã được trả cho khách sạn ở nước ngoài. Hơn nữa, khi cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn, trên website của công ty họ cũng nêu rõ chính sách hủy đặt phòng. Theo quy định, chị Vương phải chịu 100% thiệt hại nếu hủy phòng trong ngày nhận phòng dự kiến. Khi chị Vương đồng ý đặt phòng điều này cũng có nghĩa là người phụ nữ này đã đồng ý với chính sách trên.
Sau khi xem xét vụ việc, tòa án phát hiện ra rằng đối với gói lưu trú khách sạn mà chị Vương đặt, công ty A đã trả cho khách sạn 8.585 NDT (hơn 30 triệu đồng) theo đúng thỏa thuận giữa 2 bên. Công ty này cũng cho biết nếu xảy ra việc khách hàng yêu cầu hoàn tiền do trường hợp bất khả kháng thì họ sẵn sàng hoàn trả số tiền còn lại sau khi trừ đi số tiền phí đã trả cho khách sạn (tức 814 NDT) cho khách hàng.
Mặc khác trong trường hợp trên, toà án cũng cho rằng việc hủy đặt phòng là quyết định của chị Vương. Trong khi đó, người phụ nữ này có thể gia hạn ngày nhận phòng và tiếp tục chuyến du lịch của mình thay vì huỷ đặt phòng.
Không những vậy, sau khi xảy ra tình huống trên, Công ty A luôn chủ động liên lạc với chị Vương, kịp thời trao đổi thông tin và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng. Do đó, Tòa án cho rằng Công ty A không có lỗi trược vụ việc này, thậm chí, họ đã thực hiện đúng mọi nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ. Từ đó, toà an đã đưa ra phán quyết Công ty A chỉ cần hoàn trả số 814 NDT cho chị Vương sau khi đã trừ đi phí đã trả cho khách sạn.
Sau khi nghe tòa phân tích, chị Vương cũng đã hiểu ra vấn đề và chấp nhận phán quyết của tòa án. Mâu thuẫn của người phụ nữ này và công ty A cũng kết thúc từ đây.
(Theo The Paper)
Nhịp sống thị trường