Khách hàng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi khi mua nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo "Bảo vệ quyền lợi người mua nhà - Minh bạch hoá thị trường BĐS" do Báo Thanh niên tổ chức sáng nay (14/6), người dân mua căn hộ dự án hình thành trong tương lai thưởng gặp rủi ro cao hơn so với căn hộ, nhà ở đã có chủ quyền.
- 07-06-2016Lại tranh chấp ở chung cư Bàu Cát 2
- 09-05-2016Bùng phát tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư
- 13-04-2016Loạt vụ tranh chấp liên quan đến BĐS của người giàu có và nổi tiếng
- 07-04-2016Sở Xây dựng tiền hậu bất nhất trong vụ tranh chấp Gateway Thảo Điền
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhấn mạnh rằng những thách thức của thị trường BĐS năm 2016, sau một năm hồ hởi, đến nay nguồn cung nhà ở các phân khúc tăng quá mạnh, khoảng 50.000 căn hộ. Tuy nhiên, gần đây thị trường liên tiếp xuất hiện những thông tin hết sức bất lợi về việc một số chủ đầu tư vẫn làm ăn theo kiểu chụp giật, đã khiến khách hàng chùn tay mua nhà, từ đó các công ty sẽ buộc tăng cạnh tranh nên có thể xảy ra các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
"Thị trường cần những thông tin thực sự, minh bạch để người tiêu dùng không bị gặp vướng mắc. Riêng khu vực TP.HCM, nhu cầu nhà ở vẫn rất cao, giá chung cư vẫn thấp hơn so với các đô thị của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do người mua nhà hiện nay vẫn chưa yên tâm khi mua một tài sản hình thành trong tương lai nên khiến giao dịch BĐS chững xuống", TS. Hiển nói.
Còn theo TS. Bùi Quang Tín, Khoa QTKD, Đại học Ngân hàng TP.HCM, các rủi ro thường xảy ra với khách hàng khi mua căn hộ chung cư trong thời gian gần đây như khách hàng mua phải dự án chủ đầu tư đang thế chấp tại ngân hàng như trường hợp dự án The Harmona, ông trình chưa được nghiệm thu nhưng đã bàn giao cho khách hàng...Rõ ràng, khách hàng là đối tượng thiệt thòi nhiều nhất trong những trường hợp trên".
Đứng về phía doanh nghiệp, ông Lê Trọng Khương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh cho rằng ngoài tiến độ dự án, khách hàng còn quan tâm nhiều tới năng lực chủ đầu tư, như: quản lý tài chính, phân bổ nhân lực sao cho phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư cùng lúc nhiều dự án, quản lý về xây dựng, thi công đưa lại kết quả sau cùng là khách hàng đạt được căn nhà đúng tiến độ.
Cũng theo ông Khương, hiện nay việc xin giấy phép đầu tư dự án nhà ở mất quá nhiều thời gian, trải qua nhiều cơ quan ban ngành gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chi phí đầu tư ban đầu, khi dự án kéo dài tổng vốn đầu tư bị đội lên rất nhiều.
Ông Khương cũng cho biết, hiện nay, bảo lãnh cho người mua nhà rất tốt nhưng chưa được phù hợp lắm. Song song đó, phần kinh phí bảo trì 2% cũng là vấn đề đáng lo ngại khi quy định còn chưa thống nhất.
Về phía Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Khởi, phó cục trưởng cục quản lý nhà, nhấn mạnh muốn minh bạch hóa được thị trường thì cần phải bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đặt câu hỏi là ai bảo vệ quyền lợi của họ khi rủi ro xảy ra, ngược lại chủ đầu tư cũng bức xúc vì tinh trạng một con sâu làm rầu nồi canh, gây ảnh hưởng chung đến uy tín của họ trên thị trường.
"Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì cần phải xét rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Các cơ quan chính quyền phải đưa các quy định phù hợp với thực tế", ông Khởi cho biết thêm.
Các chuyên gia khuyên rằng trước khi mua nhà khách hàng cần tìm hiểu thông tin về chủ đầu tư đó là ai, lịch sử kinh doanh của công ty, khách hàng cần tìm hiểu về tính pháp lý của dự án đã có quyền sử dụng đất hay không, có giấy phép xây dựng hay không, dự án đã có ngân hàng bảo lãnh hay chưa, cần sự tư vấn của luật sư về hợp đồng mua bán trước khi ký vào hợp đồng.