Khách hàng gây bức xúc vì mua cả chục triệu tiền sách sau đó đem trả, lý do đằng sau càng khiến mọi người phải chất vấn
Một cửa hàng sách ở Mỹ mới đây đã đối diện tình huống dở khóc dở cười, sau khi một khách đem trả số sách trị giá 800 đô (gần 19 triệu đồng).
- 16-01-2023Nữ cơ phó của máy bay Nepal: Trở thành phi công để tiếp tục ước mơ của người chồng đã thiệt mạng 17 năm trước trên chuyến bay rơi tương tự
- 16-01-2023Mặc kệ hàng xóm kiện, người phụ nữ vẫn quyết bám trụ đam mê nhặt rác, tới khi công bố tài sản sau 10 năm cóp nhặt, ai nấy choáng váng: Biến rác thành vàng là đây!
- 16-01-2023Câu chuyện truyền cảm hứng của người đẹp đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt Top 16 Miss Universe: Học tiếng Anh để đổi đời, mong muốn lan tỏa tri thức đến người dân ở quê hương
- 16-01-2023Cộng đồng mạng rần rần với những linh vật mèo gây sốt của các tỉnh thành khắp Việt Nam
- 16-01-2023Có 6 cách giáo dục mà cha mẹ nên nghiên cứu, áp dụng từ sớm: Cuộc đời con trở nên tươi sáng, hạnh phúc viên mãn
Một cửa hàng sách ở Chicago (Mỹ) mới đây đã gặp phải câu chuyện không thể tréo ngoe hơn. Sau khi bán được cho một vị khách nọ số sách trị giá lên tới 800 đô (gần 19 triệu đồng), họ đã bị yêu cầu hoàn tiền và nhận lại sách không lâu sau đó.
Thông tin được đưa ra bởi Rebecca George, đồng sở hữu hiệu sách Volumes Bookcafe. Cô nói: "Hóa ra một trong những đơn hàng lớn nhất vào tháng trước là của một người trang trí ngôi nhà vào dịp lễ và giờ họ muốn trả lại tất cả. Xin đừng làm điều này với một doanh nghiệp nhỏ, mọi người. Một đơn bán hàng đó trị giá đến 1/3 tiền thuê nhà của chúng tôi".
Rebecca cho biết thêm cô rất bức xúc khi hành khách này coi nhà sách như một thư viện để tùy tiện mượn sách rồi sau đó đem trả. Số lượng sách rất lớn bao gồm nhiều cuốn sách nghệ thuật, nấu ăn. Số sách này được dùng để "trang hoàng" căn nhà của họ dịp Giáng Sinh và được đem trả ngay lập tức khi mùa lễ kết thúc. Người này dường như chỉ muốn gây ấn tượng với bạn bè và người thân ghé thăm.
Cô Rebecca rất bức xúc khi khách hàng này đem trả lại số lớn sách sau khi đã mua nhiều ngày.
Khi thông tin được quan tâm nhiều trên mạng xã hội và cô Rebecca được các đài truyền hình địa phương phỏng vấn, nhiều người bày tỏ sự bức xúc với vị khách hàng.
Một số người dùng đã ủng hộ hiệu sách và đề xuất các cách để ngăn chặn những sự cố tương tự xảy ra trong tương lai - cụ thể là thay đổi chính sách hoàn trả, chẳng hạn như thêm phí hoàn kho để giảm thiểu sự bất tiện khi khách hàng trả lại hàng.
Do đại dịch, mùa thu năm ngoái đã rất khó khăn đối với hiệu sách này và họ rất biết ơn 25 thành viên của cộng đồng địa phương đã hỗ trợ các khoản vay để giúp họ thiết lập một địa điểm mới khai trương vào tháng 9 năm ngoái
George cũng chỉ ra rằng việc trả lại sách cực kỳ hiếm và chiếm khoảng 1% trong tất cả các giao dịch, thường là do ai đó mua trùng.
Rebecca điều hành một tiệm sách nhỏ và đơn hàng 800 đô là một số tiền lớn.
Bày tỏ thêm về hành động của vị khách, Rebecca cho biết cô ước gì người đó đã chi trả hoặc thuê sách cũ từ các thư viện, thay vì đi mua sách ở một hiệu sách nhỏ và khiến họ thất vọng.
Một số người hảo tâm đã hỏi họ có thể mua hàng trực tuyến ở đâu hoặc gửi tiền quyên góp để hỗ trợ hiệu sách.
Các hiệu sách độc lập tại Mỹ có tỷ suất lợi nhuận nhỏ và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các địa điểm bán lẻ lớn hơn, khiến mỗi quyết định mua hàng trở nên quan trọng đối với sự sống còn của họ.
Rebecca nói thêm: "Ngay cả sau khi mở cửa, chúng tôi vẫn trả tiền cho thợ điện, thợ sửa ống nước và tất cả những thứ cần thiết, trên hết là trả tiền thế chấp. 'Mùa thu thật khó khăn. Chúng tôi biết mình chỉ cần vượt qua kỳ nghỉ lễ và sau đó chúng tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn".
Các nhân viên hiệu sách khác cũng lên tiếng bảo vệ những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ của họ phải đối mặt.
Cuối cùng, khách hàng đã quyết định trả lại hàng chỉ vài ngày sau khi chính sách hoàn trả trong 30 ngày được thông qua. Họ cũng đồng ý nhận phiếu đổi hàng thay vì tiền mặt.
Vụ việc khiến nhiều người chất vấn hành động thiếu ý thức của vị khách trên, và trên hết là tính cách thích thể hiện một cách sáo rỗng.
Nguồn: Insider, Daily Mail
Trí thức trẻ