Khách VIP ngồi hàng trăm chuyên cơ riêng đến Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, trong đó có tỷ phú “hy sinh lợi ích để cứu thế giới” làm dấy lên sự giận dữ vì lượng khí thải CO2
Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, tại hội nghị khí hậu COP26
Hàng trăm máy bay phản lực tư nhân được cho là sẽ đưa hơn 1.000 khách VIP và nhân viên của họ tới Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26.
- 02-11-2021Là nước gây ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc từ chối tăng cường nỗ lực "cứu hành tinh" tại COP26
- 02-11-2021Sếp Liên Hợp Quốc muốn gặp trực tiếp Elon Musk 'kể cả trên không gian' để giải thích 6 tỷ USD sẽ giải quyết nạn đói thế nào
- 25-09-2020Khẩu chiến ở Liên Hợp Quốc, Trung Quốc nói Mỹ "tạo ra đủ rắc rối cho thế giới"
Giám đốc điều hành Jeff Bezos của Amazon, Tổng thống Joe Biden, cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác đã sử dụng máy bay riêng tới Hội nghị thượng đỉnh. Theo đó, Liên đoàn Giao thông và Môi trường ngay lập tức lên tiếng chỉ trích vì tác động môi trường của máy bay tư nhân là quá lớn.
Khi hàng trăm máy bay phản lực tư nhân chở các nhà lãnh đạo thế giới và các giám đốc điều hành doanh nghiệp hàng đầu đến hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc tại Glasgow, Scotland, các nhà bảo vệ môi trường đang sẵn sàng giải quyết những thiệt hại về môi trường do du lịch gây ra. Số máy bay chở quan khách tới dự COP26 sẽ thải ra tổng cộng 13.000 tấn CO2.
Tờ Sunday Mail của Scotland trích dẫn các nguồn tin hàng không, báo cáo rằng dự kiến sẽ có hơn 400 máy bay phản lực tư nhân đưa hơn 1.000 khách VIP cùng nhân viên đến các cuộc đàm phán. Hội nghị đang tìm cách "tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới để cam kết hành động khẩn cấp về khí hậu toàn cầu". Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như các nhà lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Israel và Nhật Bản đều đã sử dụng máy bay riêng để tới dự Hội nghị chuyên đề về khủng hoảng khí hậu, tờ Sunday Mail cho biết.
Cùng lúc đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang có kế hoạch trở về London từ Scotland trên một chiếc máy bay phản lực tư nhân chạy bằng nhiên liệu bền vững, The Guardian đưa tin. Người phát ngôn chính thức của ông nói với hãng tin Anh: "Điều quan trọng là thủ tướng có thể di chuyển khắp đất nước, và rõ ràng là chúng tôi phải đối mặt với những hạn chế đáng kể về thời gian".
Theo truyền thông Anh đưa tin, Jeff Bezos của Amazon cũng ngồi trên chiếc máy bay phản lực Gulfstream trị giá 65 triệu USD của mình để đến COP26. Đáp lại lời chỉ trích, người phát ngôn của Quỹ Trái đất Bezos nói với Insider rằng tỷ phú này sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững và sẽ bù đắp tất cả lượng khí thải carbon từ các chuyến bay của mình.
Gần đây, người sáng lập Amazon Jeff Bezos đã bán 2 tỷ USD cổ phiếu của tập đoàn để tài trợ cho việc khôi phục thiên nhiên và chuyển đổi hệ thống lương thực. Nguồn tài trợ sẽ đến từ Quỹ Trái đất Bezos, đây chính là một phần trong cam kết 10 tỷ USD của tỷ phú chống lại biến đổi khí hậu trong thập kỷ này.
Tỷ phú Jeff Bezos phát biểu tại sự kiện ở Glasgow, Vương quốc Anh: "Mỗi năm, rừng và cảnh quan hấp thụ 11 tỷ tấn CO2 từ khí quyển. Khi chúng ta phá hủy thiên nhiên, chúng ta cũng sẽ chịu tác động tương tự. Ở quá nhiều nơi trên thế giới, thiên nhiên đã chuyển từ bể chứa carbon thành nguồn carbon, đây là một mối nguy hiểm sâu sắc đối với tất cả chúng ta". Ông đã kêu gọi nhân loại "sát cánh cùng nhau để bảo vệ thế giới".
Theo Hội đồng Quốc tế về Vận tải Sạch, hàng không thương mại hiện chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng con số này sẽ tăng gấp ba vào năm 2050. Nhóm châu Âu cho biết máy bay phản lực tư nhân có "tác động không cân xứng đến môi trường". Nhóm lưu ý trong một báo cáo tháng 5/2021 rằng máy bay tư nhân gây ô nhiễm gấp 5 đến 14 lần so với máy bay thương mại và gây ô nhiễm hơn 50 lần so với tàu hỏa.
Giám đốc chính sách của tập đoàn tại Vương quốc Anh nói với tờ Sunday Mail: "Máy bay phản lực tư nhân là cách tồi tệ nhất để di chuyển. Sử dụng chúng trong khi tuyên bố đang chống lại biến đổi khí hậu là đạo đức giả".
Doanh Nghiệp Tiếp Thị