Khai hỏa chiến tranh tiền tệ
Chiến tranh thực tế có súng đạn, chiến tranh thương mại được chiến đấu bằng các "vũ khí" như thuế quan. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh tiền tệ là những trận chiến lén lút, bởi không quốc gia nào thừa nhận họ đang tiến hành chiến tranh.
- 05-08-2019“Tôi không nghĩ rằng chiến tranh tiền tệ sẽ xảy ra”
- 05-08-2019“Đồng Nhân dân tệ mất giá sẽ không kéo theo chiến tranh tiền tệ”
- 26-07-2019Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Và sau gần 1/4 thế kỷ (từ 1994), Mỹ đã chính thức cáo buộc Trung Quốc là nước "thao túng tiền tệ” - "phát pháo hiệu" để khởi đầu một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Dấu hiệu nhận biết chiến tranh tiền tệ là khi các nhà hoạch định chính sách cố tình làm giảm tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh. Một đồng nội tệ yếu hơn sẽ giúp quốc gia đó có thể xuất khẩu hàng hóa rẻ hơn, mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngoại thương.
Leo thang
Khởi nguồn từ ngày 1-8, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố kể từ ngày 1-9 sẽ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, đưa tất cả hàng hóa của Trung Quốc vào tầm ngắm thuế quan. Động thái này của ông Trump được nhìn nhận là một nỗ lực buộc Bắc Kinh phải "thành tâm" hơn trong đàm phán, sau khi họ đã hủy bỏ những nội dung đàm phán được hồi tháng 5.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã "xéo lắm phải quằn", nhanh chóng lệnh cho các công ty nông nghiệp nhà nước ngừng mua nông sản của Mỹ để "chờ xem các cuộc đàm phán tiến triển như thế nào". Đây là một sự xé bỏ công khai những nội dung 2 bên thỏa thuận được trong cuộc đàm phán kết thúc ngày 31-7, trong đó nhấn mạnh Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mua hàng nông sản Mỹ. Bởi lẽ bảo vệ nông dân cũng là ưu tiên số một của Tổng thống Trump từ trước đến nay trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Song tính đến ngày 6-8, nhập khẩu đậu nành Mỹ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 15 năm.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Washington cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Và Trung Quốc hiện nay là nước duy nhất bị đưa vào danh sách này.
Không chỉ vậy, lần đầu tiên kể từ tháng 12-2018, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đặt tỷ lệ tham chiếu hàng ngày ở mức yếu hơn 6,9, để mặc cho đồng NDT rơi vượt qua "ngưỡng đỏ" 7NDT/1USD xuống 7,0391NDT ăn 1USD, yếu nhất trong hơn 1 thập niên.
Những bài xã luận trên các tờ báo nhà nước Trung Quốc dự báo, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ từ chối bất kỳ thỏa thuận nào khi Mỹ giữ nguyên thuế quan trừng phạt, hoặc buộc Trung Quốc phải nhượng bộ về các vấn đề cốt lõi như doanh nghiệp nhà nước, có thể làm suy yếu quyền lực của đảng cầm quyền.
Ảnh minh họa.
"Bằng cách liên kết sự mất giá của ngày hôm nay với mối đe dọa thuế quan mới, PBOC đã vũ khí hóa tỷ giá hối đoái. Thực tế là họ đã ngừng bảo vệ ngưỡng 7NDT/1USD, cho thấy họ hoàn toàn không hy vọng có được một thỏa thuận thương mại" - theo Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics ở Singapore.
Ngay lập tức, Tổng thống Trump lên tiếng cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ: "Trung Quốc đã giảm giá tiền tệ của họ xuống mức thấp gần như lịch sử. Nó có tên gọi là thao túng tiền tệ. Đây là một sự vi phạm lớn sẽ làm suy yếu Trung Quốc rất nhiều theo thời gian!". Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Washington cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Và Trung Quốc hiện nay là nước duy nhất bị đưa vào danh sách này. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Vũ khí lợi hại nhưng cũng nguy hiểm
Trong một cuộc chiến tranh thương mại, các nước kình địch có 2 vũ khí quan trọng nhất, đó là thuế quan và tỷ giá. Cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng vũ khí đầu tiên, đó là thuế quan. Mỹ đã áp mức thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cũng áp mức thuế tương tự lên 170 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ. Vấn đề là trong khi Mỹ còn rất nhiều “đạn dược” cho vũ khí này, vì lượng hàng Trung Quốc xuất qua Mỹ ước tính tới 550 tỷ USD, khi Trung Quốc đã xài “hết đạn”, vì Mỹ chỉ xuất qua Trung Quốc 170 tỷ USD.
Vì vậy, khi Tổng thống Trump tiếp tục sử dụng vũ khí thuế quan, dù chỉ ở mức 10%, cũng khiến Trung Quốc cảm thấy choáng váng. Lúc này, Bắc Kinh chỉ có một lựa chọn còn lại, đó là dùng tới vũ khí thứ hai: tỷ giá hối đoái. Theo ước tính của giới chuyên môn, việc hạ giá đồng NDT 2,5% là dư sức để bù vào phần thuế quan 25% của Mỹ. Tính đến ngày 6-8, giá NDT đã giảm 1,6% so với trước đó 2 ngày.
Đồng tiền mất giá sẽ khiến người dân chứng kiến giá cả tăng vọt chỉ sau một đêm. Điều này sẽ kích thích người dân rút tiền khỏi các ngân hàng để chuyển sang những loại tài sản khác có tính trú ẩn cao hơn.
Tuy nhiên, tỷ giá là vũ khí nguy hiểm. Nó như một con dao 2 lưỡi. Một mặt, nó có thể giúp hàng hóa của một quốc gia rẻ hơn khi xuất sang nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh về giá với hàng hóa của nước khác. Mặt khác, nó khiến lạm phát trong nước tăng phi mã.
Đồng tiền mất giá sẽ khiến người dân chứng kiến giá cả tăng vọt chỉ sau một đêm. Điều này sẽ kích thích người dân rút tiền khỏi các ngân hàng để chuyển sang những loại tài sản khác có tính trú ẩn cao hơn như ngoại tệ (USD), vàng hay bất động sản. Ở mức nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến chảy máu ngoại tệ quy mô lớn, khi người dân ồ ạt chuyển nội tệ sang ngoại tệ và gửi ra các ngân hàng nước ngoài để trú ẩn.
Tại Trung Quốc, từ nhiều thập niên qua chính quyền đã không cho phép thả nổi NDT. Trong thực tế, theo giới chuyên môn, đồng NDT thời gian qua đã được định giá quá cao so với giá trị thực. Theo định kỳ, Bắc Kinh có những động thái để giữ giá “nhân tạo” cho NDT và kiểm soát dòng tiền để ngăn chặn việc tháo vốn.
Vì vậy, khi nhà nước quyết định thả nổi NDT, đồng tiền này ngay lập tức có thể sụp đổ. Khi đó, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (SOE) đều có thể bị phá sản khối nợ bỗng nhiên phình to quá mức. Ai cũng biết rằng nợ của SOE và các ngân hàng Trung Quốc hiện đang rất lớn, trong khi các ngân hàng Trung Quốc vốn ở trong tình trạng sức khỏe “tồi tệ” hơn các ngân hàng Mỹ.
Mặc dù thời gian gần đây Bắc Kinh đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng “dòng tiền sợ hãi” luôn tìm được lối thoát. Điều này đã được chứng minh năm 2015, khi đồng NDT cũng có đợt mất giá mạnh. Lúc đó, dòng vốn từ Trung Quốc đã ồ ạt chảy ra thị trường toàn cầu, khiến Bắc Kinh phải khẩn cấp tìm cách bình ổn tỷ giá hối đoái của đồng NDT.
Cả hai cùng thua?
Tuy nhiên, giới chuyên môn luôn bảo lưu quan điểm rằng, một cuộc chiến tranh thương mại cũng như chiến tranh tiền tệ, sẽ luôn là những cuộc chiến “cùng thua”. Như đã thấy, thương chiến sẽ khiến thuế quan tăng lên, dẫn đến hàng hóa và dịch vụ đều tăng giá, trong khi đồng tiền của các nước tham chiến sẽ mất giá do hậu quả của việc sử dụng vũ khí tỷ giá, dẫn đến lạm phát kép. Và tất cả gánh nặng này đều dồn lên vai người dân và doanh nghiệp.
Trong lịch sử, đã có những cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra. Nổi bật là cuộc chiến tranh tiền tệ vào thập niên 1930, khi các nước từ bỏ bản vị vàng. Lúc đó, vương quốc Anh đã giảm giá đồng Pound tới 25%, nhiều nước khác sau đó nối tiếp theo. Sau Thế chiến 2 người ta đã thành lập Hệ thống Bretton Woods để ngăn ngừa một chiến tranh tiền tệ như trong thập niên 1930.
Dù là nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giữa Trung Quốc với Mỹ vẫn còn rất xa, cả về quy mô lẫn chất lượng.
Tuy nhiên, hệ thống này đã bị hủy bỏ năm 1973. Và ngay sau đó, một cuộc chiến tiền tệ đã diễn ra cho đến năm 1987. Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ liên tiếp trải qua 3 thời kỳ khủng hoảng vào các năm 1974, 1979 và 1980. Cả 2 cuộc chiến đều cho thấy bài học duy nhất: chiến tranh tiền tệ thường không đem lại kết quả mong muốn như là tăng xuất khẩu và việc làm. Thay vào đó, nó mang lại giảm phát hoặc lạm phát trầm trọng, suy thoái và thậm chí là khủng hoảng.
Trong trường hợp của Mỹ và Trung Quốc, vì 2 nước này hiện là đối tác thương mại lớn của hầu hết các nền kinh tế khác, nên khi một trong 2 nước sử dụng vũ khí tỷ giá, các nước khác cũng buộc phải điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ của họ để không bị mất sức cạnh tranh quá lớn với đối tác. Như vậy, các nước sẽ bị cuốn vào một vòng xoáy phá giá tiền tệ không có hồi kết.
Tiếp theo sẽ là gì?
Vì Mỹ và Trung Quốc đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên để sử dụng vũ khí thuế quan, Mỹ phải dựa vào luật của tổ chức này. Trước khi áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc lần đầu tiên, Mỹ đã cho tiến hành nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu.
Sau đó, Nhà Trắng đưa ra các cáo buộc Bắc Kinh đã vi phạm luật WTO, như trợ giá cho các công ty trong nước thông qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước, ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ bất hợp pháp khi đầu tư vào Trung Quốc, hỗ trợ các công ty trong nước ăn cắp công nghệ của Mỹ thông qua các biện pháp gián điệp về phần cứng, phần mềm và cả con người…
Sau đó, 2 nền kinh tế lớn nhất đã có những cuộc đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. Qua thông tin tiết lộ từ các cuộc đàm phán, người ta biết rằng Tổng thống Trump nhấn mạnh vào 2 điểm cốt lõi của Trung Quốc: Đó là hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Lúc đầu, Bắc Kinh đã đồng ý thay đổi 2 điều cốt lõi này, nhưng bất ngờ hủy bỏ thỏa thuận hồi tháng 5, dẫn đến những vòng tăng thuế kế tiếp. Giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh thà bị đánh thuế hơn là điều chỉnh 2 yếu tố cốt lõi trên, vì chúng chính là xương sống cho nền kinh tế thị trường kiểu Trung Quốc. Nếu phá bỏ, có nguy cơ cả hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng bị sụp đổ. Nước này không muốn rơi vào vết xe đổ của Liên Xô năm xưa.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc đã phải dùng tới vũ khí cuối cùng (tỷ giá), trong khi Mỹ vẫn còn “dư đạn” cho vũ khí thương mại thứ nhất (thuế quan). Theo kế hoạch, đến tháng 9 Mỹ mới tăng 10% thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế này vẫn còn “room” để tăng tiếp, lên 25% hoặc hơn.
Với việc Bắc Kinh phá giá NDT và Mỹ đã chính thức cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, nhiều khả năng Washington bước tiếp theo sẽ kiện ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - nơi NDT là 1 trong 5 đồng tiền cấu thành SDR, hoặc WTO để tiếp tục mở rộng trừng phạt với Trung Quốc.