Khai thác tiềm năng lớn từ sử dụng công nghệ trong thị trường thiết kế và in ấn tại Việt Nam
Tiềm năng lớn nhưng cũng đi cùng nhiều bất cập, thị trường thiết kế và in ấn trực tuyến đang là "mảnh đất màu mỡ", mang nhiều tiềm năng để các công ty công nghệ khai thác.
Thị trường phát triển tiềm năng với mức tăng trưởng hàng năm trên 6%
$421 tỉ USD là con số tổng quan của thị trường in ấn toàn thế giới vào năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Print Technologies; trong đó in ấn trong lĩnh vực marketing và thương mại chiếm 15%. Ở mỗi khu vực có mức độ tăng trưởng khác nhau. Nếu ở phương Tây thị trường in ấn đã bão hòa, tăng trưởng ở mức chậm dưới 2%/năm thì ở khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương đang có bước tăng trưởng nhảy vọt, phát triển không ngừng, quy mô thị trường ước đạt 19,4 tỉ đô.
Xu hướng phát triển lĩnh vực in ấn tiếp thị và thương mại toàn thế giới
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường khu vực, tăng trưởng trong lĩnh vực marketing và thương mại trên 6% một năm. Cả nước có khoảng 3000 doanh nghiệp với 60.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực in ấn. Đặc biệt, thị trường in ấn trực tuyển (đặt in thông qua tìm kiếm trên internet) đang trở thành xu hướng, chiếm lĩnh thị trường với giá trị tối thiểu là 500 tỷ đồng mỗi năm.
Nhu cầu sử dụng Internet lớn nhưng chưa có nền tảng thiết kế và in ấn trực tuyến
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về sử dụng mạng internet cũng như mua sắm online. Các công ty công nghệ, phần mềm trực tuyến phát triển ngày một nhiều hơn.
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm EcomViet (VECOM) cho biết, năm 2018 được gọi là thời kỳ phát triển vượt bậc của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 30%, tương đương 7,8 tỷ USD so với thời điểm bắt đầu năm 2015 chỉ ở mức 4 tỷ USD.
"Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 - 2020 tiếp tục ở mức 30%, thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD" ông Minh nói.
Theo thống kê của Appota Về mua sắm trên mạng, số lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử thông qua smartphone chiếm 72%. Tỷ lệ mua hàng online qua điện thoại chiếm 53% ở hầu hết các ngành nghề.
Nhưng ngành in ấn vẫn chưa vận dụng được tối đa tiềm năng của mạng internet, chưa có đơn vị nào tạo ra một nền tảng thiết kế và in ấn trực tuyến, hỗ trợ tối đa cho người dùng.
Giải pháp đồng bộ thiết kế và in ấn trên một nền tảng trực tuyến
Mặc dù mới bắt đầu chạy thử nghiệm vào tháng 5/2029 nhưng Printgo đã đem đến cho người dùng một trải nghiệm mới mẻ hoàn toàn về thiết kế và in ấn, đặc biệt đối với những đơn vị nhỏ lẻ, công ty start-up.
Giao diện website của Printgo
Giờ đây, khách hàng không cần mất thời gian đi tìm thiết kế đúng mong muốn của mình rồi tìm một xưởng in riêng để thực hiện. Tất cả công đoạn đó đã được tích hợp trong một nền tảng.
- Dễ dàng lựa chọn thiết kế mong muốn trong kho ảnh hàng nghìn mẫu mã của hàng trăm nhà in, nhà thiết kế trên cả nước
- Tích hợp tính năng đặt in ngay, nhận hàng tại nhà
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của khách hàng
Đây là giải pháp đồng bộ, kết nối khách hàng - nhà thiết kế - nhà in, tạo cơ hội cho khách hàng lựa chọn đơn vị phù hợp nhất. Các nhà thiết kế, nhà in cũng tăng đơn hàng, doanh thu.
Sau 3 tháng chạy thử nghiệm, Printgo đã thu lại kết quả khả quan, nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường với số khách hàng lên tới hơn 500. Giá trị trung bình đơn tăng đều theo tháng. Về chất lượng dịch vụ, hơn 90% khách hàng hài lòng với chất lượng in ấn cũng như chăm sóc khách hàng của Printgo. Hơn nữa, Printgo luôn chú trọng đem đến những trải nghiệm tuyệt vời tới cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Printgo.
Trong kế hoạch sắp tới, Printgo tiếp tục đẩy mạnh marketing, tối ưu hóa nền tảng và trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, Printgo mở rộng đối tác nhà in trên phạm vi toàn quốc, cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng, tăng cường hợp tác với các nhà thiết kế freelance, cùng tham gia vào hệ thống.
Đây hứa hẹn sẽ là "làn gió mới" đối với thị trường in ấn, khai thác tối đa được những tiềm năng của thị trường Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.