Khám phá bên trong Nhà máy xe lửa cổ nhất Đông Dương
Nhà máy xe lửa Dĩ An được coi là Nhà máy xe lửa cổ nhất Đông Dương với "tuổi đời" trên 120 năm. Đến thời điểm này, trong bối cảnh ít việc, nhà máy đã chủ động tìm kiếm những đơn hàng bên ngoài để duy trì, tăng thu nhập cho người lao động. Kỳ vọng trong tương lai, nhà máy được đầu tư, nâng cấp làm cơ sở đóng các toa tàu cho đường sắt cao tốc.
- 06-09-2024Cảnh xuống cấp của Nhà máy xi măng Hữu Nghị sau tuyên bố phá sản
- 01-09-2024Nhà máy đường ở miền Tây tiếp tục dừng sản xuất, lỗ 20 tỷ đồng
- 22-08-2024Khung cảnh hoang tàn bên trong nhà máy lắp ráp xe điện 55 tỉ đồng ở Hà Tĩnh
Nhà máy xe lửa Dĩ An được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ kính từ năm 1902 với vai trò sửa chữa, hậu cần cho việc xây dựng tuyến đường sắt Đông Đương, nhà máy xe lửa Dĩ An có tên gọi ban đầu là Grand Atelier des Chemins de Fer de Dĩ An (Cơ xưởng hỏa xa Dĩ An).
Sau năm 1975, nhà máy thuộc quyền quản lý của nhà nước, được cổ phần hóa và có những đóng góp quan trọng trong việc sản xuất, bảo trì và sửa chữa toa xe, cùng các trang thiết bị, dịch vụ cho các công ty vận tải trong nước.
Đặc biệt, kiến trúc này đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Bình Dương vào năm 2013.
Hiện tại, Nhà máy xe lửa Dĩ An hiện do Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An quản lý, tọa lạc tại số 8 Lý Thường Kiệt, khu phố 1, phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương.
Theo thiết kế ban đầu khi người Pháp xây dựng, tổng diện tích khu làm việc của nhà máy khoảng 4.000 m2, gồm văn phòng của chánh chủ sở, hội trường, nhà xưởng, kho nguyên vật liệu. Hệ thống sản xuất chia làm 4 phân xưởng…
Nhà máy xe lửa Dĩ An có chức năng sửa chữa và đóng mới toa xe các loại, sản xuất phụ tùng toa xe và các sản phẩm cơ khí khác. Vào năm 2016, các đơn vị vận tải đường sắt Sài Gòn đã đề xuất thí điểm đóng mới toa xe chất lượng cao tại đây. Từ thành công bước đầu, hàng chục toa tàu do chính tay kỹ sư Việt Nam đóng đã ra đời, đường sắt Việt Nam từ đó đến nay không còn phải đi nhập khẩu toa tàu ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, nhà khoa học lĩnh vực đường sắt đã có những góp ý cần có định hướng trên cơ sở công nghiệp đường sắt hiện có để đào tạo nhân lực, bổ sung thiết bị nhằm sớm làm chủ công nghệ metro. Nếu có định hướng, nắm bắt công nghệ tốt, kỹ sư trong nước hoàn toàn có thể đóng mới toa tàu metro trong tương lai.
Một số hình ảnh bên trong Nhà máy xe lửa cổ nhất Đông Dương
Nhịp sống thị trường