Khám phá bệnh viện 10 triệu USD cho lạc đà ở Dubai
Zabeel nằm bất động trên bàn mỏ. Các bác sĩ đang phẫu thuật để loại bỏ vết áp xe trên cổ "đứa trẻ" 1 tuổi. Chẳng có gì bất thường ở đây ngoại trừng Zabeel là một đứa trẻ cổ dài, giống như mọi "bệnh nhân" khác ở đây.
- 25-09-2019Dịch vụ thăm khám qua ứng dụng "nở rộ" ở Trung Quốc: Bác sĩ tay nghề cao tư vấn, chẩn đoán trực tiếp cho 10 bệnh nhân cùng lúc, cải thiện tình trạng chen chúc, chờ đợi ở các bệnh viện tuyến trên
- 12-08-2018Những phận đời thảm thiết trong bệnh viện Yemen
- 06-04-2018Bệnh viện cháy như đuốc, bác sĩ và bệnh nhân thoát chết thần kỳ
- 31-07-2015Thua chứng khoán, rao bán cả lạc đà cưng của con gái
Đây là một ca phẫu thuật ở Bệnh viện Lạc đà Dubai (DCH), cơ sở điều trị hiện đại trị giá 10 triệu USD dành riêng cho lạc đà. Nó đã thu hút sự chú ý của những người sành lạc đà trên toàn thế giới.
Ali Redha, tổng giám đốc DCH, nhấn mạnh: "Đây là cơ sở y tế tiên tiến duy nhất chuyên điều trị cho lạc đà trên toàn thế giới. Mặc dù Qatar có một bệnh viện và trung tâm chăn nuôi từ năm 2015 nhưng kể từ khi mở cửa tháng 12/2017, DCH đã trở thành điểm ghé thăm của những con lạc đà khắp Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất hay cả Oman.
Người ta ước tính, DCH hiện nay phải mở rộng gấp rưỡi để có thuể phục vụ các bệnh nhân lạc đà đang đổ về ngày một nhiều hơn. Việc áp dụng công nghệ ý khoa hiện đại vào chăm sóc những con lạc đà VIP mang lại cho DCH những thành tựu và trở nên nổi tiếng trong vùng.
Ở Dubai, với hơn 300.000 con lạc đà, ngành công nghiệp trưng bày các loài động vật này đang phát triển mạnh mẽ. Từ những cuộc thi sắc đẹp lạc đà cho Chính phủ tài trợ, những con vật này hiện còn được đưa đi lai tạo để có thể đua.
"Chúng tôi chăm sóc lạc đà của mọi người, bao gồm cả tài sản của các thành viên thuộc hoàng gia. Thường những con lạc đà tới đây gặp phải vấn đề trong quá trình đua. Giống như ngựa thôi, bạn luôn muốn những con lạc đà đua của mình có thể trạng tốt nhất", Redha chia sẻ.
Đua lạc đà là một trong những lĩnh vực hái ra tiền. Giả đua Al Marmoom Heritage Festival năm nay sẽ trao 40 triệu USD tiền thưởng cho người chiến thắng. Người thắng cuộc tại giải đua Abu Dhabi's Al Dhafra Festival cũng sẽ nhận hơn 800.000 USD tiền thưởng.
Lạc đà cũng có những cái giá không tưởng, đặc biệt là khi chúng là con cái và có xu hướng nhanh. Một trong những con lạc đà cái đắt nhất thế giới được Thái tử Dubai Sheikh Hamdan bin Mohammed mua với giá 2,7 triệu USD trong một cuộc thi sắc đẹp.
Với giá trị to lớn như vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi chủ của những con lạc đà này ưa chuộc bệnh viện hiện đại trị giá 10 triệu USD, với những công nghệ hiện đại nhất, để điều trị chuyên sâu cho thú cưng của họ. Bệnh viện hiện có 65 nhân viên, bao gồm một đội ngũ bác sĩ và chuyên gia quốc tế, có khả năng điều trị đồng thời cho 22 con lạc đà bằng những công nghệ dành cho ngựa đua ở châu Âu và Mỹ nhưng được sửa đổi để phù hợp với những con vật nặng gần nửa tấn này.
Một ca phẫu thuật cho lạc đà có giá tối thiểu 1.000 USD trong khi chi phí của một lần siêu âm là 110 USD. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm và bộ phận chế tạo thuốc mới chính là những nơi "hái ra tiền" của bệnh viện. Theo đó, các loại thuốc đặc trị cho lạc đà thường có giá rất cao.
Bệnh viện cũng có 2 phòng phẫu thuật công nghệ cao. Trong phòng chờ VIP, chủ nhân những con vật có thể xem trực tiếp ca phẫu thuật với chất lượng hình ảnh cao nhất. Bệnh viện sở hữu thiết bị nội soi dài tới 5 m. Có rất ít những thiết bị như thế trên thế giới. Chúng cũng chỉ phù hợp trong điều trị cho các loài động vật lớn như lạc đà.
Có 3 thiết bị nội soi này trên toàn thế giới và hai trong số đó được đặt ở Mỹ. Một thiết bị chuyên chữa trị cho cá voi, thiết bị khác chuyên chữa trị cho hươu cao cổ trong khi thiết bị ở DCH dành riêng cho lạc đà. Ngoài nội soi, các bác sĩ cũng tiến hành nhiều ca phẫu thuật phức tạp, bao gồm cả cắt bỏ chi những con lạc đà bị thương.
Ngoài cấp cứu, phục hồi chức năng cũng rất được đề cao ở DCH. Người ta theo dõi những "bệnh nhân" 4 chân này suốt 24/24 và tiến hành chăm sóc sức khỏe bằng vật lý trị liệu hàng ngày. Thậm chí, còn có một trường đua mini bên trong bệnh viện để những con vật có thể tập luyện.
Theo các bác sĩ, lạc đà không phải loài vật khó tình mà ngược lại, chúng rất dễ tính và hiền lành. "Chúng thực sự là những bệnh nhân tuyệt vời", bác sĩ Redha chia sẻ.
Bảo vệ tương lai quần thể lạc đà cũng là một phần việc không thể thiếu trong công việc của DCH. Các chương trình nghiên cứu và tái tạo y tế chính là chìa khóa. Redha giám sát nghiên cứu thú y, bao gồm cả các xác lạc đà, nhằm tìm ra nguyên nhân tử vong. Tiến sĩ Mansoor Ali Chaudhry phụ trách chương trình sinh sản và nhân giống của lạc đà.
"Đó là một công việc đột phá. Chúng tôi đặc biệt để tâm đến những con lạc đà dựa vào nguồn gốc và khả năng của chúng. Trong một số trường hợp, thụ tinh nhân tạo được tiến hành để có được những con lạc đà hoàn hảo. Những con lạc đà con được ở với mẹ trong 9 tháng đầu đời trước khi bị tách ra để tập luyện theo yêu cầu", Chaudhry chia sẻ.