Khám phá kho đồ cổ "có một không hai" trị giá hơn nghìn tỷ đồng giữa trung tâm TP.HCM
Sau gần 50 năm chỉ mua không bán, “vua đồ cổ Sài thành" đã sưu tầm được 2.000 món đồ cổ, có món được trả giá đến 2 triệu USD.
- 21-02-2022Cặp sinh đôi thừa kế gia tộc giàu nhất châu Á: Sinh ra từ ống nghiệm, cuộc sống đỉnh cao của xa hoa và khí chất, nhìn đã thấy quyền lực
- 21-02-2022Bí mật đằng sau vườn Nhật bạc tỷ của sếp FPT: Sưu tầm thông lá đỏ, tùng la hán vài trăm tuổi không chỉ để thoả mãn đam mê!
- 20-02-20229 tuổi đã vừa học vừa kinh doanh, trở thành triệu phú khi còn chưa tốt nghiệp cấp 3, chàng trai trẻ hiện đã sở hữu công ty trị giá triệu đô: Quả thật tuổi trẻ tài cao!
- 20-02-20226 điều mà các tỷ phú hàng đầu Bill Gates, Jeff Bezos dù bận đến mấy cũng phải làm bằng được vào CUỐI TUẦN, giúp thứ Hai không còn là THẢM HỌA
Ông Hoàng Văn Cường (SN 1949), người được mệnh danh là “Ông vua đồ cổ Sài thành”, sinh ra và lớn lên ở Huế. Năm 10 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn, ông rời xa đất Cố đô để vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Từ cậu bé bán báo, đánh giày dạo, ông Cường đã trở thành "triệu phú đô la" khi mới ngoài 20 tuổi nhờ gom, nhặt vỏ lựu đạn, đồ sắt, nhôm… phế thải để bán. Lúc ấy, Việt Nam chưa có nhà máy gang, thép hay tái chế đồ phế liệu, cậu trai trẻ ấy đã chuyển những thứ gom được bán sang Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đến năm 20 tuổi, chàng thanh niên Hoàng Cường nhận ra rằng có những thứ cần phải giữ lại khi chứng kiến những loại đồ cổ có giá trị văn hóa rơi vào tay người nước ngoài. Kể từ đó, Cường dành phần lớn số tiền kiếm được để đầu tư vào đồ cổ với một mục đích duy nhất là “gìn giữ văn hóa nước nhà cho thế hệ mai sau”. Gần 50 năm đến với cổ vật , ông Cường nổi tiếng là người chỉ mua mà không bán.
Ngày qua ngày, khối tài sản cổ vật của ông lớn dần. Chỉ tính trong căn nhà ở đường Đông Du, quận 1, TP.HCM (đây cũng là nơi sinh sống chính của gia đình ông), đã có vô số cổ vật có giá trị lên tới hàng triệu USD. Bên cạnh đó, ông có một căn nhà ở quận Thủ Đức, một căn nhà ở quận 12 chứa hàng ngàn cổ vật, niên đại sớm nhất có từ thời Ðông Sơn và muộn nhất là triều Nguyễn.
Trong ảnh là chiếc sập ba thành bằng gỗ lệ chi (cây vải) với tuổi đời hơn 300 năm. Theo lời kể của "vua đồ cổ Sài thành", chiếc sập này có xuất xứ từ Trung Quốc, được chạm khắc rất tinh xảo với hình con sư tử ôm quả địa cầu. Hiện chiếc sập được giới chơi đồ cổ đánh giá là có một không hai. Ông Cường cho biết đã mua chiếc sập này năm 1976 ở Hà Tiên (Kiên Giang) với giá 5 cây vàng. Cách đây mấy năm đã có người trả ông 2 triệu USD nhưng ông không bán.
Tiếp đến là chiếc bàn thờ bằng gỗ sưa được chạm khắc rất tinh xảo có từ thời vua Khải Định, được dùng để cúng, tế trời, cầu an mưa thuận gió hòa.
Ngoài ra, ông Cường tin rằng phải có duyên, phải hiểu đạo và không tham mới có thể chơi cổ vật. “Mỗi cổ vật đều ẩn chứa rất nhiều linh hồn của những người đã từng gắn liền với nó. Vạn vật hữu linh mà”, ông chia sẻ.
Vào khoảng năm 2014, “ông vua cổ vật” quyết định hiến 70% tài sản ủng hộ cho ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa bám biển. Lúc đó tạp chí Asia Life đã đánh giá kho đồ cổ của ông Cường có giá trị lên tới 70 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ đồng). Riêng ông cho rằng khi bán đấu giá, giá trị kho đồ cổ sẽ có thể lên đến hàng trăm triệu USD. Tuy vậy đến nay, nguyện vọng của ông chưa thực hiện được.
“Nghề sưu tầm cổ vật chỉ là nghề tay trái, cả cuộc đời, tôi vẫn là một nhà báo”, ông Cường nói. Đến độ tuổi 73, ông vẫn là phóng viên và cố vấn của một vài tạp chí. Trước đó, ông Cường còn được mời thỉnh giảng về chuyên ngành báo chí ở Mỹ.
Ông Cường bên cạnh bức ảnh kỷ niệm cùng nhân vật lịch sử Vương Hồng Sển (1902-1996), nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Việt Nam. “Không ai trong giới cổ vật lại không kính trọng tài-đức-tâm của cụ”, ông nói.
Được biết, trong tương lai, "vua đồ cổ Sài Thành" có dự định mở một bảo tàng tư nhân để trưng bày cổ vật mang linh hồn của lịch sử - văn hóa nước nhà.
Doanh nghiệp và tiếp thị