Khảo sát tại 164 quốc gia: Người Việt Nam sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống nếu kiếm được 1,6 tỷ đồng/năm
Người ta thường tự nhủ với nhau rằng, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền nhưng điều này dường như không hoàn toàn chính xác nữa. Kết quả một nghiên cứu của Đại học Purdue (Mỹ) gần đây cho thấy, con người có thể đạt đến trạng thái hạnh phúc và thỏa mãn thực sự nếu như đạt được một mức thu nhập nhất định trong tương lai.
- 06-03-2018Học cách gắn kết các thành viên trong gia đình từ những việc làm đơn giản hằng ngày
- 06-03-201812 câu nói cùng bạn đi qua những tháng ngày đau khổ, hiểu được rồi nhất định sẽ vươn lên bứt phát
- 05-03-20187/10 công việc cho người mới ra trường trả không quá 12 triệu nhưng đa số sinh viên 'đòi' việc không dưới 16 triệu
Hãy thử làm một phép so sánh như sau: Có 3 người phụ nữ Mỹ trạc tuổi nhau, tầm 33 tuổi, vẫn đang độc thân và có một công việc ổn định. Người A kiếm được một khoản là 40.000 USD (tương đương 908 triệu đồng) cho mỗi một năm làm việc, trong khi hai người còn lại là B và C lần lượt kiếm được gấp 3 và gấp 5 lần số tiền đó. Theo bạn, ai sẽ là người cảm thấy hạnh phúc nhất?
Người ta thường tự nhủ với nhau rằng, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền. Nhưng điều này dường như không hoàn toàn chính xác nữa.
Mức thu nhập khiến người dân Châu Úc và New Zealand hạnh phúc cao nhất thế giới
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Purdue (Mỹ) đã tiến hành thu thập số liệu dựa trên Bảng số liệu khảo sát toàn thế giới Gallup, trong đó bao gồm dữ liệu đến từ 1,7 triệu người thuộc 164 quốc gia khác nhau.
Họ yêu cầu những người tham gia khảo sát tự xếp hạng chất lượng cuộc sống của mình theo thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là "cuộc sống tồi tệ nhất" và 10 là "cuộc sống lý tưởng nhất". Từ đó, các nhà khoa học tiến hành phân tích sức mua của người tiêu dùng cũng như so sánh với mức thu nhập thực tế mà họ kiếm được.
Kết quả cho thấy rằng, ở bất cứ đâu trên thế giới, sau khi đã tính đến các yếu tố liên quan đến tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, càng kiếm được nhiều tiền thì con người ta càng trở nên hạnh phúc hơn.
Càng kiếm được nhiều tiền thì con người ta càng trở nên hạnh phúc hơn
Tuy vậy, một khái niệm cần được lưu ý ở đây là cụm từ "mốc thu nhập vừa đủ". Đây là mức thu nhập mà ở đó nếu như vượt qua cột mốc này, người ta sẽ không còn cảm thấy hạnh phúc thêm nữa. Lúc này nhu cầu của họ đã được thỏa mãn đầy đủ và không cần nhất thiết phải kiếm thêm tiền để hưởng thụ cuộc sống tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người dân ở các quốc gia phát triển thường có xu hướng đòi hỏi "mốc thu nhập vừa đủ" cao hơn so với người dân sống tại các khu vực kém phát triển khác. Nói cách khác, sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hạnh phúc của chính công dân sống ở đó.
Bảng xếp hạng mốc thu nhập vừa đủ của từng khu vực trên thế giới (Mốc thu nhập vừa đủ ám chỉ số tiền kiếm được mà nếu vượt quá cột mốc này thì người ta không còn cảm thấy quá hạnh phúc nữa).
Theo bảng xếp hạng được nghiên cứu công bố, khu vực Châu Úc và New Zealand có "mốc thu nhập vừa đủ" đứng hàng cao nhất thế giới, ước tính vào khoảng 125 nghìn USD/người/năm (tương đương hơn 2,8 tỷ đồng/người/năm). Trong khi đó, người dân ở khu vực Caribê và Mỹ Latinh lại hài lòng với mức thu nhập hàng năm gần như là thấp nhất thế giới, chỉ rơi vào khoảng 30 nghìn USD mà thôi (gần 681 triệu đồng/người/năm).
Ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam của chúng ta, mốc thu nhập hàng năm vừa đủ để người dân cảm thấy hạnh phúc được ghi nhận là rơi vào khoảng 70 nghìn USD/người/năm (tức là gần 1,6 tỷ đồng/người/năm). Đây là mức thu nhập thuộc top dưới, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Còn nhiều nghi vấn cần được lý giải
Quay lại với ví dụ ở đầu bài viết, theo bạn ai sẽ là người hạnh phúc nhất? Có thể dễ dàng loại được người A ra khỏi câu trả lời đúng, vấn đề là người B (kiếm được 120 nghìn USD) và người C (kiếm được 200 nghìn USD), ai sẽ có ưu thế hơn. Và câu trả lời chính là cả hai đều hạnh phúc như nhau. Lý do là bởi ở Mỹ, mốc thu nhập vừa đủ chỉ rơi vào khoảng 105 nghìn USD/năm (khoảng 2,4 tỷ đồng). Do cả 2 đều vượt mốc thu nhập này rồi, nên họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc thêm nữa nếu như kiếm được nhiều hơn.
Các nhà khoa học tiếp tục đặt ra thêm nhiều giả thuyết nữa để củng cố thêm cho nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, liệu có sự khác nhau về mốc thu nhập vừa đủ giữa nam và nữ hay không, do hai giới này có thói quen tiêu dùng cũng như cách hưởng thụ cuộc sống khác nhau? Kết quả cho thấy rằng, sự khác biệt là không quá đáng kể. Đối với nam giới, mức thu nhập lý tưởng sẽ rơi vào khoảng 90 nghìn USD/năm (tức là hơn 2 tỷ đồng/năm), trong khi con số này đối với nữ giới sẽ cao hơn một chút, vào khoảng 100 nghìn USD (tức là 2,2 tỷ đồng/năm).
Kết quả cho thấy không có nhiều sự khác biệt về mốc thu nhập vừa đủ giữa nam giới và nữ giới.
Thêm vào đó, Andrew T.Jebb, nghiên cứu sinh Tiến sĩ thuộc Khoa Tâm Lý học, Đại học Purdue, Mỹ, đồng thời cũng là trưởng dự án nghiên cứu về mốc thu nhập lý tưởng để đạt được hạnh phúc, giải thích lý do vì sao người càng có thu nhập cao càng mất nhiều thời gian để có được hạnh phúc hơn.
"Thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc sức ép công việc cũng trở nên nặng nề hơn, chẳng hạn như thời gian làm việc nhiều, khối lượng công việc lớn, phải đảm đương nhiều trách nhiệm hơn. Vì thế, cơ hội để những người có thu nhập cao được tham gia vào các hoạt động giải trí thư giãn và xả stress cũng vì thế mà ngày một ít dần. Điều đó trực tiếp làm giảm mức độ hạnh phúc của họ".
"Ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác như nhu cầu đề cao giá trị vật chất ngày một nhiều hơn, nhiều mối tương tác xã hội hay đơn giản chỉ là có nhiều thứ phải chi tiêu hơn, ví dụ như việc con cái cần phải được học trường tư với chất lượng giáo dục tốt hơn đi kèm với mức học phí cắt cổ".
Thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc sức ép công việc cũng trở nên nặng nề hơn. Vì thế, cơ hội để được tham gia vào các hoạt động giải trí thư giãn và xả stress cũng vì thế mà ngày một ít dần.
Tuy vậy, nhiều người vẫn tỏ thái độ hoài nghi về độ xác thực của nghiên cứu này. Khảo sát đơn giản chỉ dựa trên mức thu nhập do chính người tham gia khảo sát cung cấp, chưa được kiểm chứng từ một nguồn độc lập. Vì thế, sẽ có những trường hợp nhiều người khai báo "khống" số tiền thực tế mà họ kiếm được. Bên cạnh đó, nhiều người giàu có có xu hướng ít nhấn mạnh đến mức độ hạnh phúc của họ, đặc biệt khi phải so sánh với những người nghèo khổ hơn.
Thêm vào nữa, khi trả lời những câu hỏi liên quan đến việc xác định mức độ hạnh phúc, nhiều người sẽ có những câu trả lời khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Có thể ngày hôm nay, một anh chàng cảm thấy phấn khích vì vừa mua được một chiếc ô tô mà mình mơ ước, nên anh sẵn sàng tặng điểm 9 khi đánh giá mức độ hạnh phúc của mình. Nhưng 1 tháng sau, số điểm ấy nhiều khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn 7 hoặc 8, khi mà cảm xúc phấn chấn khi mua được xe mới đã trôi đi. Điều này tạo ra nhiều lỗ hổng về mức độ chính xác của số liệu nghiên cứu.
Dù sao đi nữa thì nghiên cứu cũng đã khẳng định được một sự thật có phần "phũ phàng" rằng: Hạnh phúc thực ra có thể mua được bằng tiền, quan trọng là số tiền ấy có đủ để mua nổi hạnh phúc hay không.
Bức ảnh này giờ đây không còn đúng với trường hợp của "happiness" nữa
Nguồn: Tổng hợp từ Independent, Quartz
Helino