Khắp Trung Quốc mọc lên những khối bê tông "mốc xanh mốc đỏ": Người còng lưng trả nợ, kẻ ngậm ngùi nhìn theo giấc mơ tan vỡ
Tang buồn rầu vì những khối bê tông trơ trọi. Ảnh: NYT
"Cuộc đời chẳng còn hy vọng để theo đuổi, nhà không còn, vợ cũng không còn", Tang Chao buồn rầu khi đứng trong căn hộ đang xây dựng dở dang, không biết khi nào mới hoàn thành.
- 02-02-2023Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, cho biết có thể vẫn điều chỉnh tăng cao hơn nữa
- 01-02-2023Lãnh đạo HSBC: Thế giới sắp 'nổ' cuộc so găng mới, 2023 chính là ‘thời tới’ của Việt Nam và các nước Đông Nam Á
- 01-02-2023Hé lộ về 'tượng đài' kiếm tiền giỏi nhất thế giới năm 2022 nhưng mất 36 tỷ USD chỉ trong vài ngày vì cáo buộc thổi giá cổ phiếu
"Đó là một giấc mơ đơn giản - sở hữu một ngôi nhà, một tổ ấm"
Đối với Tang Chao, căn hộ ở đông bắc Trung Quốc là nơi anh và vợ bắt đầu cuộc sống mới.
Họ đầu tư vào đó hàng triệu nhân dân tệ (NDT) nhưng nhiều tháng sau ngày dự kiến hoàn thành, tiền của họ đổi lại là những bức tường bê tông với hệ thống dây điện lộ ra ngoài và phế liệu chất đống trên mặt đất.
Chẳng mấy chốc, ngay cả cuộc hôn nhân của họ cũng tan vỡ.
Ở thành phố khác, một người đàn ông mua mặt bằng để mở một cửa hàng tạp hóa với hy vọng mang đến cho cậu con trai nhỏ một tương lai tốt đẹp hơn.
Một phụ nữ mua căn hộ, tưởng tượng đứa con đang chập chững tập đi của mình sẽ lớn lên an toàn ở đó và khả năng cô sẽ sinh thêm đứa con thứ hai.
Ở Thượng Hải, một nhân viên kỹ thuật, xuất thân từ một thành phố nhỏ, tin rằng cha mẹ sẽ rất tự hào khi cô tậu được căn hộ mới ở thành phố lớn.
Những người này và hàng trăm nghìn người mua nhà khác ở Trung Quốc không thể lường được lĩnh vực bất động sản vốn bùng nổ hàng thập kỷ qua bất ngờ chững lại.
Trên toàn Trung Quốc, thay vì là những căn hộ hoàn thiện, đó lại là các cấu trúc bê tông ở các công trường xây dựng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
" Đó là một giấc mơ đơn giản - sở hữu một ngôi nhà, một tổ ấm ", Tang Chao nuối tiếc.
Nhiều công trình nhà ở bị bỏ dở ở Trung Quốc. Ảnh: NYT
Không biết giấu bố mẹ đến khi nào?
Daisy Xu, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm 28 tuổi, nhớ lại ngày cô mua nhà ở Thượng Hải, phảng phất như thể mới hôm qua.
Tại một sự kiện bán hàng của dự án mới Royals Garden, cô và hàng trăm khách hàng tiềm năng khác đang hồi hộp chờ đợi trong phòng họp lớn của khách sạn. Khi đến lượt mình, cô chỉ có chưa đầy một phút để chọn một căn hộ.
Cô liếc qua một tờ ghi chú ghim trên tường, bên trên tờ giấy viết số căn hộ chưa bán được.
Cô không muốn một căn hộ áp mái hay căn nào từ tầng 4 trở xuống, vì vậy cô chọn một căn hộ ở tầng tám và thông báo với nhân viên bán hàng. Anh ta xé tờ giấy trên tường và đưa cho cô.
" Xin chúc mừng chủ sở hữu! ", một MC tuyên bố.
Xu rất phấn khởi. Các căn hộ đã được bán hết vào ngày hôm đó, làm tiêu tan hy vọng của nhiều người xếp hàng phía sau cô.
" Cầm được số căn hộ, tôi rất phấn khởi, rất hạnh phúc. Tôi lập tức chụp ảnh để báo tin vui cho gia đình" , cô nói.
Giá của căn hộ này rơi vào khoảng 3,35 triệu NDT, tuy đắt nhưng so với những căn hộ cũ ở Thượng Hải thì vẫn phải chăng.
Cô kỳ vọng căn hộ sẽ có hai nhà vệ sinh để tiện sinh hoạt nếu bố mẹ cô hoặc bố mẹ chồng đến thăm. Tòa chung cư nhìn ra sông, cách con phố nhộn nhịp với nhiều nhà hàng một đoạn đi bộ ngắn.
Theo dự kiến, cô sẽ nhận chìa khóa nhà vào tháng 9/2022 và chuyển vào ở vào đầu năm nay nhưng giờ đây, tòa nhà còn lâu mới hoàn thành.
Tòa nhà 16 tầng chưa sơn được bọc bằng lưới xanh, xung quanh là cỏ dại, phế liệu. Cô đang thuê một căn phòng gần đó nên việc nhìn thấy công trường xây dựng trên đường đi làm khiến cô đau lòng.
Ở Trung Quốc, khoảng 90% nhà mới được bán hết trước khi xây dựng.
Mô hình bán trước cho phép các chủ đầu tư huy động vốn nhanh chóng nhưng chuyển phần lớn rủi ro cho khách hàng như cô Xu.
Khách hàng phải thanh toán đầy đủ trước khi xây dựng điều này khiến họ đa phần phải đi vay.
Pháp luật Trung Quốc quy định, số tiền này chỉ được dùng để xây dựng dự án nhưng do quy định còn lỏng lẻo nên các nhà đầu tư đã sử dụng tiền theo ý muốn, bao gồm cả việc khởi động các dự án khác.
Khi giá nhà tăng vọt, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt các quy định về tài chính, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản.
Xu không biết sẽ giấu được bố mẹ chuyện vay nợ mua nhà đến khi nào. Ảnh: NYT
Nhiều doanh nghiệp lớn đang chao đảo dưới sức nặng của những khoản nợ khổng lồ và phải ngừng hoạt động.
Mặc dù chậm nhận nhà, cô Xu vẫn phải trả hơn 8.800 NDT/tháng cho khoản vay.
Cô giấu bố mẹ chuyện này. Cô xuất thân từ một thị trấn nhỏ ở miền nam Trung Quốc và việc sở hữu một bất động sản ở Thượng Hải là minh chứng cuối cùng cho sự thành công của bản thân.
" (Tôi đang giấu họ), nhưng không biết có thể giấu đến khi nào? ", cô Xu chia sẻ.
"Tôi muốn cho con tôi một tổ ấm an yên khi ngay khi chào đời"
Ở Nam Xương (Giang Tây), dự án Xinli City với hơn 4.000 căn hộ bị chia cắt bởi một con phố.
Tòa chung cư ở một bên phố được bao quanh bởi cây xanh và đã có người ở. Ở phía bên kia là những kết cấu bê tông dở dang chưa sơn, không cửa sổ, không có dấu hiệu của bất kỳ tiến triển nào.
Căn hộ của Andie Cao, nhân viên bán hàng hơn 20 tuổi, nằm ở phần dang dở. Bất cứ khi nào nhìn sang tòa chung cư đã hoàn thành, cô như thể nhìn thấy cuộc sống mà ai đó đã từng hứa với cô ấy.
Cô Cao đã mua căn hộ 3 phòng ngủ vào năm 2019 với giá 1,37 triệu NDT. Giá cao nhưng vợ chồng cô mới sinh con và đang tính sinh thêm con nữa. Họ rất ưng quy hoạch của nhà đầu tư này, bao gồm trường mẫu giáo và trường tiểu học.
Căn hộ của cô dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2021, đúng thời điểm con cô bắt đầu đi học mẫu giáo.
Tuy nhiên, nhà thầu đã ngừng hoạt động vào tháng 8/2021 do gặp khó khăn về tài chính và căn hộ vẫn chưa được hoàn thiện.
Andie Cao đã bỏ ra 550.000 NDT cho căn hộ này. Đây là số tiền mà cô tiết kiệm được khi làm việc ở Thượng Hải.
Sau đó vào tháng 7 năm ngoái, cô đã cùng với những người mua nhà khác trên toàn quốc ngừng thanh toán các khoản đầu tư đối với các bất động sản chưa hoàn thành.
" Anh không giao nhà thì tôi không trả tiền. Tôi sẵn sàng trả tiền bồi thường thiệt hại sau khi giao nhà. Chúng tôi không muốn bị coi là củ hành củ tỏi, bị bóc lột tàn nhẫn ".
Vợ chồng cô tiếp tục làm việc và thuê nhà ở Thượng Hải. Cô cho rằng căn nhà sẽ dở dang, còn chuyện mua nhà khác hay sinh con thứ hai là điều không tưởng.
" Vất vả những năm qua bỏ ra đã không thấy hi vọng, cuối cùng cũng uổng công ".
Hôn nhân của Tang tan vỡ vì căn hộ không biết bao giờ mới được vào ở. Ảnh: NYT
"Ngôi nhà này là tất cả đối với tôi"
Năm 2019, Tang Chao và vợ chưa cưới bắt đầu đi khảo sát nhà. Họ thích Haiyi Changzhou, một trong những dự án nổi tiếng nhất ở thành phố Đại Liên, Liêu Ninh.
Chủ đầu tư dự án này hứa hẹn sẽ xây dựng một tổ hợp cao tầng quy mô lớn, cảnh quan trang nhã, riêng tư, tận hưởng "cuộc sống tươi đẹp ven biển".
Hai người đã mua một căn chung cư hai ngủ với giá 1,2 triệu NDT.
Để trả khoản tiền đặt cọc hơn 500.000 NDT, họ đã sử dụng tiền tiết kiệm và phải nhờ cha mẹ hỗ trợ tài chính. Tăng Chao đã bán ngôi nhà nhỏ của mình ở nông thôn.
Họ ký hợp đồng mua nhà vào năm 2019 và sau đó đăng ký kết hôn. Họ dự định sau khi nhận nhà sẽ tổ chức đám cưới rồi dọn về nhà mới.
" Thời điểm mua nhà, tôi đã nói với bạn bè xung quanh rằng tôi rất tự hào khi mua một căn nhà ở đây ", Tang Chao cho biết. " Tôi đến từ nông thôn và thật tốt khi có thể mua một căn nhà ở đó ".
Căn hộ ban đầu dự kiến được hoàn thành vào tháng 8 năm ngoái nhưng nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính.
Vào tháng 9, các chủ sở hữu của hơn 2.600 căn hộ chưa hoàn thành tại Haiyi Changzhou đã đe dọa ngừng đóng tiền.
Tang Chao cho biết, vợ anh mệt mỏi vì chờ đợi một căn nhà có thể không bao giờ được hoàn thành và một cuộc sống mới có thể không bao giờ bắt đầu.
Họ đệ đơn ly hôn vào tháng 9/2022. Anh hiện vẫn phải trả khoảng 3.700 NDT thanh toán thế chấp hàng tháng.
" Bây giờ nó cứ mãi chưa hoàn thành, tôi cảm thấy như bị rơi từ thiên đường xuống địa ngục, rất khó chịu ", anh nói.
" Cuộc đời chẳng còn hy vọng để theo đuổi, nhà không còn, vợ cũng không còn ".
Xu Feng cho rằng 2019 là một năm thuận lợi. Cửa hàng tạp hóa mà vợ chồng anh thuê ở Nam Xương đang hoạt động tốt. Anh cảm thấy đã đến lúc mua cửa hàng của riêng mình.
Anh đã tìm được địa điểm hoàn hảo: Một không gian ở tầng trệt của tòa nhà có diện tích khoảng 93 m2 với giá 1,1 triệu NDT.
Để trả khoản tiền đặt cọc 550.000 NDT, Xu Feng đã phải bán lỗ một số hàng hóa và xin vay thế chấp 10 năm. Anh đăng ký con trai học tiểu học trong thành phố.
Ba năm sau, Xinli City vẫn chưa hoàn thành. Xu Feng cho biết anh đang phải chịu áp lực tài chính rất lớn, ngoài việc trả khoản vay, anh còn phải trả tiền thuê cửa hàng hiện tại.
Anh không còn đi ăn uống với bạn bè, trừ tiền đóng học phí cho con trai, mọi khoản chi tiêu khác đều bị cắt giảm.
" Chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra với tôi ", anh nói. " Tôi không dám sinh con thứ hai, tiền kiếm được chỉ đủ chi tiêu ".
Theo The New York Time
Nhịp sống thị trường