Khi bị hỏi vay tiền, người EQ cao không hỏi vay bao nhiêu: Thực hiện ngay 3 điều TẠO ÁP LỰC là cách khôn ngoan nhất
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn không thể tránh khỏi hoàn cảnh có lúc túng quẫn phải đi vay tiền người khác. Đồng thời, người khác cũng có khả năng sẽ vay tiền bạn.
- 25-04-2022Choáng ngợp với siêu phẩm biệt thự 250 tỷ đồng tại khu VIP nhất Vinhomes Riverside: Không gian sống 500m2 đẳng cấp thượng lưu, nội thất "chất" đến từng chi tiết
- 25-04-2022Đất nước "nghèo" nhất thế giới: Chẳng có gì ngoài... vàng, không còn cách nào khác là đổi vàng lấy lương thực
- 24-04-2022Mảnh đất chuẩn "phong thủy bảo địa" khiến Tần Thủy Hoàng "say đắm": Có gì mà phải chọn bằng được để xây dựng lăng mộ dù mất 39 năm?
Dù quan hệ có tốt đẹp, thân thiết đến mấy, liên quan tới tiền bạc thì đều trở nên nhạy cảm. Vay mượn về tiền bạc lại càng nhạy cảm hơn cả.
Không thiếu trường hợp nhiều người lợi dụng lòng tốt của bạn bè, người thân để vay tiền, tiêu xài phung phí sức lao động của họ, xong lại không chịu trả.
Chính vì thế, đồng ý cho vay hay không cho vay đều là vấn đề nan giải. Không cho vay thì sợ mất bạn, nhưng cho vay thì lại sợ mất cả bạn lẫn tiền.
Để tránh trường hợp này, người EQ cao không vội hỏi “vay bao nhiêu”, mà ghi nhớ 3 nguyên tắc sau để tạo áp lực khi ai đó hỏi vay tiền.
01. Hỏi rõ vay tiền để làm gì
Khi đã biết rõ họ vay tiền để làm gì, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc con số cho vay sao cho phù hợp và giảm rủi ro xuống càng ít càng tốt.
Cách đây một thời gian, có một người được hỏi vay tiền, đối phương là đồng nghiệp đã làm việc với nhau hơn 3 năm. Sau khi trò chuyện một hồi, đồng nghiệp nói rằng cô ấy đang mang thai, đi làm chen chúc mỗi ngày đều thấy bất tiện nên muốn mua máy tính mới rồi xin làm online ở nhà.
Đối phương ngỏ ý vay tiền để mua một chiếc có chức năng tốt một chút, đảm bảo được nhu cầu cho công việc. Bởi vì đã làm việc cùng nhau hơn 3 năm, quan hệ rất tốt, thời gian rảnh rỗi cũng thường xuyên liên lạc nên thật sự không thích hợp từ chối.
Khi được hỏi vay bao nhiêu thì đối phương đã yêu cầu 10 triệu đồng. Sau khi suy nghĩ, người bạn đồng ý cho vay 4 triệu đồng.
Cô ấy lý giải: Một chiếc máy tính xách tay có giá thành từ 8 - 10 triệu đồng là hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của một nhân viên văn phòng bình thường. Do đó, cô ấy chỉ đáp ứng cho vay khoảng 40 - 50% giá trị, phần còn lại nên do chính đối phương tự chuẩn bị.
“Nếu bên kia không thể trả lại trong thời gian ngắn thì xem như cô ấy đã gửi tiết kiệm 4 triệu đồng này. Còn nếu người kia không trả lại, xem như cô ấy đã tiêu 4 triệu để mua một bài học", người bạn thẳng thắn cho rằng.
Những người minh bạch như vậy thật sự rất đáng ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đôi khi, bạn rơi vào thế khó có thể thẳng thừng từ chối lời đề nghị vay tiền thì cũng nên hỏi rõ lý do trước khi quyết định. Nếu họ có lý do chính đáng, hợp tình hợp lý thì bạn có thể đồng ý cho vay, nhưng nên nói rằng: Trong tay cũng chỉ có bấy nhiêu, nếu muốn thì hãy cầm lấy.
Bằng cách này, không những không làm tổn thương tình cảm mà còn giảm được số tiền cho vay, tương đương giảm thiểu rủi ro. Đó là một cách tốt để đặt quyền lựa chọn vào tay đối phương, họ sẽ tự quyết định có tiếp tục vay hay không.
02. Hỏi rõ kỳ hạn có thể trả nợ
Nhiều người không chỉ không dám từ chối khi bị vay tiền, mà còn ngại chẳng dám lên tiếng đòi nợ. Điều này khiến những khoản nợ cứ kéo dài vô thời hạn. Người vay nợ thì nhàn nhã, trong khi chủ nợ lại đau đầu.
Không phải tự nhiên mà người ta có câu nói: Kết thúc của một mối quan hệ trưởng thành là đi vay tiền.
Khi vay tiền ta thể hiện tính cách; khi trả nợ ta thể hiện tính nhân văn. Nếu một người cứ khất nợ hết lần này tới lần khác, lòng tin giữa cả hai sẽ ngày một phai nhạt. Mối quan hệ không chỉ rạn nứt mà thậm chí còn trở mặt thành thù.
Đồng tiền đều là mồ hôi xương máu mà ta vất vả kiếm ra, là thành quả lao động chứ không phải của cải trên trời rơi xuống. Do đó, khi có người vay tiền của bạn, dù quan hệ có thân thiết đến đâu cũng không nên quá nhiệt tình.
Nếu bạn phải cho vay, bạn nên nói về những khó khăn tài chính mà bản thân đang gặp và nhất định phải nhận được khoản trả nợ vào một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như khoản vay thế chấp mua xe, tiền thuê nhà phải trả… Sau đó, hãy nói rằng đối phương nhất định phải trả lại vào thời điểm đó thì mới đồng ý cho vay.
Bằng cách này, gánh nặng tâm lý của bên kia sẽ lớn hơn và họ sẽ lo lắng hơn về việc trả lại tiền. Ngoài ra, nếu gần sát thời hạn mà bên kia không có động thái định trả tiền thì bạn cũng có lý do chính đáng để đòi lại.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
03. Giả vờ vay tiền từ người khác
Trong trường hợp người vay tiền là họ hàng, bạn bè rất thân thiết, không thể từ chối, bạn có thể kiếm cớ để "bảo lãnh" cho mình, đồng thời tạo áp lực cho đối phương.
Chẳng hạn như một người họ hàng tới vay bạn 20 triệu đồng. Bạn không đồng ý cho vay ngay lập tức mà nói rằng mình chưa có tiền, hẹn họ vài hôm nữa. Sau khi đến hẹn, bạn “lấy cớ” đã vay mượn từ người quen 20 triệu đồng để cho họ hàng dùng tạm trong trường hợp khẩn cấp. Tuy vậy, nếu không trả nợ đúng hạn thì họ sẽ tính lãi.
Bằng cách này, người họ hàng sẽ phải nghĩ đến việc trả lại tiền càng sớm càng tốt để không bị tính thêm lãi vay. Đồng thời, nếu bên kia không trả nợ thì sẽ có cớ để đòi tiền và tự tin hỏi lại nhiều lần.
Trong xã hội này, tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nên bạn cần phải thận trọng khi cho vay tiền. Dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, bạn cũng phải nhớ ba điểm này trong việc trao đổi tiền bạc để giảm thiểu thiệt hại cho mình.
*Theo: Aboluowang