Khi cả thế giới đang chờ đón giá tiền ảo trước thềm Tết nguyên đán, 4 lãnh đạo Pháp, Đức đã viết một bức tâm thư với mong muốn 'đàn áp Bitcoin'
Họ bao gồm ông Bruno Le Maire - Bộ trưởng Bộ kinh tế Pháp, ông Peter Altmaier - đại diện cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức; Francois Villeroy De Galhau - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp và Jens Weidmann - Chủ tịch của Deutsche Bundesbank. 4 người này đều đang kêu gọi các Bộ trưởng khác trong nhóm G20 hành động để 'đàn áp' các hoạt động liên quan đến tiền ảo.
- 08-02-2018Sau đợt bán tháo, giá Bitcoin được dự báo đạt 50.000 USD trong 2018
- 07-02-2018Giữa "cơn bão", nhiều tín đồ vẫn tin tưởng sự hồi sinh mạnh mẽ của Bitcoin
- 07-02-2018Bitcoin hồi giá sau 7 ngày giảm liên tiếp
Năm 2017 chắc chắn là một năm thành công của Bitcoin. Từ mức giá chỉ hơn 1.000 USD 'phi' lên đến gần 20.000 USD (sau đó đã giảm xuống 10.000 USD), có lẽ không có ai trên thế giới là không biết đến sự tồn tại của Bitcoin trong một năm cả thế giới 'điên cuồng' vì tiền ảo.
Đồng thời, sự cởi mở cũng ngày càng được thấy nhiều hơn nơi các Chính phủ. Ví dụ trong năm vừa qua, Chính phủ Nhật đã 'gật đầu' hoàn toàn với các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại nước này, hay như Chính phủ Hàn Quốc đã bước đầu xây dựng những quy định, điều luật mới dành riêng cho ngành công nghiệp mới đầy tiềm năng này.
Thế nhưng, đâu đó trên thế giới dường như vẫn còn những người đang cực lực phản đối các loại tiền điện tử, tiền mã hóa. Điển hình là mới đây, các viên chức của Bộ Tài chính Pháp và Đức đã kêu gọi G20 và nhóm các quan chức trong lĩnh vực tài chính quốc tế có hành động ngăn ngừa tiền mã hóa để tránh việc phá hoại sự ổn định của nền tài chính toàn cầu. Thông điệp này mạnh mẽ đến mức động từ mà các viên chức này sử dụng là cần 'đàn áp Bitcoin'.
Cụ thể, các quan chức người Pháp và người Đức đó bao gồm ông Bruno Le Maire - Bộ trưởng Bộ kinh tế Pháp, ông Peter Altmaier - đại diện cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức; Francois Villeroy De Galhau - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp và Jens Weidmann - Chủ tịch của Deutsche Bundesbank. 4 người này đều đang kêu gọi các Bộ trưởng khác trong nhóm G20 hành động để 'đàn áp' các hoạt động liên quan đến tiền ảo.
Giờ đây, những động thái mạnh mẽ đầu tiên đã bắt đầu được nhóm thực hiện. Các viên chức này cho biết họ muốn vấn đề 'đàn áp tiền ảo' này được thảo luận trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ G20 giữa các Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương diễn ra ở Buenos Aires vào 19-20/3 sắp tới đây.
Thậm chí, bộ tứ này còn gửi một lá thư yêu cầu đặc biệt tới cho Bộ trưởng Bộ Tài chính nước chủ nhà Argentina là ông Nicolas Dujovne. Lá thư chỉ rõ một cách đanh thép "sự tăng trưởng đáng kể và sự biến động về vốn hóa của thị trường trong năm vừa qua được tạo ra bởi sự kỳ vọng quá cao, có thể dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư" và muốn sẽ có một bàn tròn thảo luận về tiền ảo được xuất hiện bên lề G20.
Đồng thời, bức tâm thư cũng đưa ra 4 thách chức dành cho tiền ảo: Chúng được dịch nghĩa nguyên văn như sau:
1. Người ta chưa hiểu rõ bản chất của các token. Token bị nhầm lẫn là "tiền tệ" và những nhà quản lý trên thế giới có nhiều cái nhìn khác nhau về bản chất của token, dẫn đến "sự thiếu rõ ràng đối với nhà đầu tư" có thể gây ra đầu cơ trên thị trường.
2. Cần giám sát sự bùng nổ về số lượng người tham gia thị trường để đảm bảo tính toàn vẹn thị trường và sự ổn định tài chính. Những yếu tố này tuy bị giới hạn trong hiện tại, nhưng thử nghĩ xem với sự mở rộng vốn hóa của token và những công cụ tài chính mới, sự phát triển rất cần được giám sát để ngăn chặn rủi ro đối với tính ổn định tài chính. Sử dụng những token này như một công cụ trao đổi cũng nên bị giám sát trong lĩnh vực chính sách tiền tệ. Ý định của một số ngân hàng trung ương phát hành cryptocurrency cũng phải được giám sát rộng rãi.
3. Cần phải bảo vệ nhà đầu tư không chuyên. Thông tin tốt hơn đến được với các nhà đầu tư là rất cần thiết cho những ai không thực sự hiểu rõ những rủi ro đang phơi bày ra chính trước mắt họ.
4. Chống rửa tiền và tài trợ chống khủng bố. Vì tính ẩn danh, cryptocurrency có tiềm năng cho những kẻ sử dụng nó theo cách tồi tệ nhất. Đức và Pháp đã và đang thực hiện các biện pháp quản lý trong lĩnh vực này để chống rửa tiền và các hoạt động tài trợ chống khủng bố, và Liên minh châu Âu cũng đang theo sát những quy định này. Giờ đây, những nỗ lực này rất cần sự chung tay của cộng đồng quốc tế.
Sau khi gửi xong lá thư, những quan chức kêu gọi đàn áp tiền ảo này muốn nhiều hơn các diễn đàn quốc tế cùng với G20, như FSB, FATF, BIS, phải nghiêm túc nghiên cứu những quan điểm mà họ đã nêu ra. Ngay tại G20 sắp tới, 4 vị Bộ trưởng này sẽ điều hành ngay một phiên họp quy tụ những Bộ trưởng khác chung tầm nhìn với họ về 'đàn áp tiền ảo'.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các quan chức trên không công nhận sự hữu dụng của các loại tiền mã hóa cũng như công nghệ đứng đằng sau nó là Blockchain. Trong một kịch bản ôn hòa, họ từng nói rằng G20 có thể thông qua "hành động hòa giải quốc tế" phù hợp, thừa nhận "những ý nghĩa xuyên biên giới" của tiền mã hóa. Vấn đề của tiền mã hóa hiện tại mà họ cực lực phản đối là khía cạnh đầu tư đã quá lấn át khía cạnh ứng dụng, khiến cho các đồng tiền này bị đầu cơ quá nhiều.
Dựa theo thông tin từ G20 Information Center, G20 là một nhóm không chính thức gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, và gồm đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới WB. Tiếng nói cua tổ chức trong nền tài chính, kinh tế thế giới luôn có một sức nặng đáng kể.