Khi cả thế giới "sốt xình xịch" về nguy cơ chiến tranh, Tổng thống Ukraine dồn lực xử lý giới tài phiệt trong nước
Nhắm mục tiêu vào thứ được mô tả là mối đe dọa khác với chủ quyền Ukraine, Tổng thống Ukraine không đặt nặng nguy cơ xung đột với Nga như ảnh hưởng từ các nhà tài phiệt.
- 16-02-2022Vì sao căng thẳng ở Ukraine có thể khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo?
- 16-02-2022Căng thẳng Nga - Ukraine hạ nhiệt, Phố Wall tăng điểm
- 16-02-2022Người dân Ukraine trước căng thẳng với Nga: Cuộc sống vẫn diễn ra như bình thường?
- 15-02-2022Động thái đặc biệt của Nga ở biên giới Ukraine, Anh cảnh báo "cực kỳ nguy hiểm"
- 15-02-2022Tổng thống Putin thể hiện quyết tâm hạ nhiệt căng thẳng, khủng hoảng Ukraine sắp có lỗi thoát?
Trong bài phát biểu hồi đầu tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chỉ trích những doanh nhân mà ông không nêu rõ danh tính vì đã bỏ trốn khỏi đất nước khi Mỹ phát tín hiệu cảnh báo Nga có thể sắp sử dụng các biện pháp quân sự với Ukraine. Bất chấp việc Nga luôn bác bỏ cáo buộc này, thị trường tài chính toàn cầu đã phải đối mặt với những biến động to lớn.
Tuy nhiên, chính những tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy cũng nghiêng về khả năng Nga sẽ không thực hiện một cuộc tấn công. Kể từ khi Nga bị cáo buộc đưa binh sĩ tới sát biên giới Ukraine hồi tháng 11, Chính quyền ông Zelenskiy cũng bắt đầu gây áp lực lên những người giàu có. Khi đó, các doanh nhân có ảnh hưởng nhất Ukraine cũng chỉ có 3 tháng để từ bỏ một phần tài sản của mình để trách bị liệt vào thành phần "tài phiệt" theo luật mà quốc gia này thông qua hồi năm ngoái.
Volodymyr Fesenko, người đứng đầu viện nghiên cứu Penta ở Kiev, cho biết: "Nó giống với việc chơi cờ cùng lúc với nhiều đối thủ. Đó là đặc thù chính trị của Ukraine. Ở đây, các mối đe dọa bên ngoài không bao giờ khiến chính phủ phân tâm khỏi việc chống lại những kẻ thù bên trong".
Người dân Ukraine trước căng thẳng với Nga: Cuộc sống vẫn diễn ra như bình thường?Luật được thông qua hồi tháng 9 cho phép Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine xác định một người là "tài phiệt" nếu người đó thỏa mãn được 3 trong 4 tiêu chí: Sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, mức độ ảnh hưởng với quyền thông, quyền sở hữu hoặc kiểm soát một công ty độc quyền và liệu tài sản có vượt quá 2,4 tỷ hryvnia (85 triệu USD) hay không.
Những người bị coi là tài phiệt sẽ phải công khai tài sản và bị cấm tham gia các đảng phái chính trị hay giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ và tham gia vào các hoạt động tư nhân hóa.
Hiện tại, Bộ trưởng Tư pháp Denys Malyuska được xác định là người giàu nhất Ukraine. Doanh nhân Rinat Akhmetov và tỷ phú Igor Kolomoisky là những người xếp tiếp theo trong danh sách giàu nhất của Forbes ở Ukraine.
Áp lực cũng được tạo ra theo những cách khác nhau. Tỷ phú, cựu Tổng thống Petro Poroshenko đã buộc phải nộp lại hộ chiếu hồi tháng Giêng trong một cuộc điều tra tội phản quốc, điều ông mô tả là âm mưu chính trị. Công ty Metinvest BV của Akhmetov cũng bị đột kích trong một cuộc điều tra thuế ngày 1/2 vừa qua.
Ukraine là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu. Nước này cũng đang tìm cách tăng thuế đối với các doanh nghiệp khai thác mỏ, quặng sắt và kim loại, vốn tập trung trong tay một số ông trùm. Kiev cũng đang tìm cách kiểm soát giới truyền thông của nước này và các ông trùm truyền thông, bao gồm Akhmetov và Kolomoisky.
Tỷ phú Akhmetov, thông qua hệ thống truyền thông của mình, đã chỉ trích đạo luật nhằm vào giới tài phiệt là vi phạm nhân quyền và sẽ không giúp Ukraine phát triển. Cựu Tổng thống Poroshenko, người đã bán các tài sản truyền thông cho các đồng minh khi luật được thông qua, đã chỉ trích đạo luật này như một phương thức để chặn các kênh truyền thông độc lập.
Tuy nhiên, doanh nhân Ihor Kolomoyskyi lại ca ngợi luật này, cho rằng nó có thể khiến người giàu phải minh bạch hóa tài sản của họ ở các ngân hàng nước ngoài. Một tòa án ở Vương quốc Anh đã phong tỏa một phần tài sản của ông Kolomoyskyi vào năm 2017 và gia đình ông cũng bị Mỹ trừng phạt vào ngăm ngoái vì tội tham nhũng.
Những động thái của Ukraine diễn ra khi quốc gia này là tâm điểm của cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh. Phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ tới gần biên giới Ukraine, điều mà họ gọi là "màn dạo đầu cho một cuộc xâm lược".
Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin lại đổ lỗi những căng thẳng là do phương Tây gây ra. Ông Putin cũng kêu gọi Mỹ và NATO thực hiện cam kết đản bảo an ninh và ngăn chặn các quốc gia thuộc Liên Xô cũ gia nhập liên minh này.
Ở thời điểm hiện tại, Nga đã thông báo rút một số binh sĩ trở về căn cứ sau khi kết thúc cuộc tập trận. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng nhà lãnh đạo nước Mỹ. Tổng thống Joe Biden cho rằng mối đe dọa từ Nga vẫn còn khi một lượng lớn binh sĩ và khí tài vẫn được duy trì ở biên giới với quốc gia láng giềng.
Chính quyền ông Biden cũng khiến thế giới hoảng loạn khi thông báo cuối tuần trước rằng Nga có thể thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine "bất cứ lúc nào". Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra bằng chứng.
Trước tuyên bố này, Tổng thống Ukraine đã phải đăng đàn kêu gọi người dân bình tĩnh. Ông cũng mô tả "sự hoảng loạn là kẻ thù lớn nhất của Ukraine" khi những thông tin này khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Trở lại với chính sách đối nội của ông Zelenskiy, Viktor Zamyatin, một nhà phân tích tại Trung tâm Kinh tế Razumkov, nói rằng Kiev có thể đang làm những gì giống với việc Tổng thống Vladimir Putin đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên, điều giúp khẳng định lại quyền lực nhà nước. Việc kiểm soát truyền thông và trừng phạt những ông trùm tài phiệt ở Nga đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Zamyatin không tin rằng điều tương tự có thể hiệu quả tại Ukraine.