Khi cả thế giới xem thực khách là thượng đế, người Nhật lại có văn hóa ăn uống sao cho... đẹp lòng đầu bếp
Người Nhật chưa bao giờ khiến chúng ta hết thán phục bởi tư duy sâu sắc và thấu đáo, từ những việc nhỏ như ăn uống trở đi.
- 30-08-2019Sống "văn hóa" trong những tòa cao ốc: Mua chung cư là mua cả một cộng đồng, hở ra là... ăn biên bản
- 30-08-2019Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân
- 29-08-2019Các nhà khoa học tuyên bố: Chế độ ăn kiêng "khắc nghiệt" này có thể giảm tới 3,6kg trong 4 tuần
Bạn bỏ một khoản tiền kha khá và bước vào quán ăn, với tâm lý rằng bạn đáng được phục vụ tận tình đúng với số tiền đã bỏ ra. Tư duy khách hàng là thượng đế không sai, nhưng ở Nhật, nó có thể sẽ khiến bạn thành một kẻ bất lịch sự và kiêu ngạo.
Khi con người không phải "cái rốn vũ trụ"
Người Nhật có một sự tôn kính lạ lùng với mọi thứ. Họ nhìn thấy thần đạo ở một vũng nước, một hòn đá, một nhành cây bên đường. Họ không nỡ cắt tỉa hoa khi cắm vào bình, không cố sắp đặt các viên sỏi trong vườn cho ngay hàng thẳng thớm. Người Nhật đã lớn lên trong khối chan hòa giữa vạn vật, đất trời, mà ở đó, mỗi cá nhân chỉ là một mắt xích trong hàng vạn mắt xích tạo ra thế giới.
Đem tâm thế khiêm tốn ấy vào ăn uống, người Nhật – dẫu đi đầu về dịch vụ tiếp đãi – lại không hề mang tư tưởng người phục vụ và được phục vụ. Trong các nhà hàng, chỉ tồn tại triết lý "Omotenashi", tức là lòng hiếu khách. Nếu đầu bếp đã chiêu đãi bạn một món ăn ngon, như cách chủ nhà thiết đãi các vị khách của mình, thì người thưởng thức cũng phải trao lại tấm lòng tương tự.
Những biểu hiện của tấm lòng kính cẩn đến đầu bếp
Nói nôm na, dưới tư cách một thực khách, bạn cũng có "nhiêm vụ" làm đầu bếp vui lòng. Có rất nhiều cách thể hiện tấm lòng của bạn với những người đã cho mình ăn ngon, mà phổ biến nhất là những phong tục sau:
Để đầu bếp toàn quyết quyết định
Đôi khi bạn sẽ tình cờ bước vào một nhà hàng omakase ở Nhật, nơi chỉ vỏn vẹn 4-5 ghế ngồi và không có… thực đơn. Tất cả những gì bạn cần làm là tuyệt đối tin tưởng vào đầu bếp đứng quầy. Dựa vào nguyên liệu tươi nhất trong ngày, kinh nghiệm làm việc lẫn… tính cách của bạn, đầu bếp sẽ đưa ra các món sushi, sashimi,… phù hợp nhất.
Lý giải cho việc này, có hai ý kiến: Thứ nhất, sushi là một nghệ thuật và đầu bếp là một nghệ sĩ, chỉ có họ mới biết món sushi nào hợp với bạn, cùng lượng nước tương và mù tạt đi kèm. Thứ hai, đó có thể là sự "sỉ nhục" nếu bạn tự ý can dự vào công việc của các đầu bếp sushi – những người đã dành ít nhất 10 năm để có thể đứng quầy.
Khen mì ngon bằng cách… húp sùm sụp
Ở những khuôn khổ nhà hàng bình dân hơn, đầu bếp vẫn trông đợi sự công nhận từ thực khách thông qua hình thức đơn giản nhất: Thể hiện rằng mình đang ăn rất ngon miệng.
Đơn cử là mì ramen. Món mì quốc dân này nổi tiếng vì nguyên tắc ăn lạ lùng, phải húp "sùm sụp" khi ăn, tiếng hút mì càng to, càng chứng tỏ người sành ăn và đúng điệu! Ngoài gia tăng hương vị, hành động này còn thể hiện sự công nhận tuyệt đối từ thực khách tới tay nghề của đầu bếp. Xét cho cùng, đầu bếp nào chả mở cờ trong bụng khi nhìn khách hàng ăn thật ngon lành phải không?
Nói cảm ơn trước và sau khi ăn
Khi tham gia một bữa ăn kiểu Nhật, hay đơn giản là tạt vào một quán ăn ở Nhật thôi, điều cơ bạn bạn phải nhớ là nói "itadakimasu" trước khi ăn, và "gochisousama" sau khi ăn. Hai câu này đều có nghĩa nôm nà là "cảm ơn vì bữa ăn", nhưng chiết tự của nó lại hé lộ nhiều suy nghĩ sâu sắc của người Nhật về sự cho – nhận giữa thực khách và đầu bếp.
Nếu "itadakimasu" là sự nhận lấy đầy kính cẩn, biết ơn, thì "gochisousama" gắn liền với tập quán tiếp đãi từ thời cổ đại. Câu này chứa đựng chữ Mã (馬) có nghĩa là "ngựa", chữ Trì (馳), có nghĩa là rong ruổi, chữ Tẩu (走) có nghĩa là chạy. Ba chữ này ám chỉ hình ảnh ngồi trên lưng ngựa, rong ruổi khắp nơi để mau tìm được món ngon đãi khách. Xa xưa, khi chưa có xe cộ như bây giờ, người ta phải tốn rất nhiều công sức và thới gian để nấu nược món ngon đãi khách. Do đó, câu này thể hiện sự biết ơn một cách ý nhị, tinh tế đến tấm lòng của chủ nhà – cũng là đầu bếp đã nấu ăn cho bạn.
Nhịp sống Việt