Khi chất lượng không khí giảm, ô nhiễm ngày càng tăng, nếu làm được 7 việc sẽ bảo vệ hệ hô hấp tốt nhất, không lo bị ung thư phổi
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng có thể được nhìn thấy ngay sau khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng đường hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn.
- 03-02-2022Cô gái 27 tuổi phát hiện ung thư phổi ác tính: Không hút thuốc, không uống rượu, cứ ngỡ mình sống lành mạnh nhưng cuối cùng phải cắt bỏ cả thùy phổi
- 01-02-2022Phổi là "chiếc ô bảo vệ các cơ quan nội tạng", có 3 việc phổi rất "thích", 4 điều rất "sợ", nếu thực hiện được hết thì phổi sẽ cảm ơn bạn
- 30-01-2022Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, bụi mịn ngày càng dày đặc, làm thế nào để phổi "sạch bong"? Chuyên gia bật mí nguyên tắc vàng để đường hô hấp khỏe mạnh
Ô nhiễm không khí là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia y tế, một người lớn trung bình hít thở khoảng 15 m3 không khí mỗi ngày. Mặc dù các chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy, chúng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể, bao gồm cả tim, gan, phổi và hệ hô hấp, hay ngay cả thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi .
Làm thế nào để bảo vệ đường hô hấp hữu hiệu nhất khi chất lượng không khí giảm, ô nhiễm ngày càng tăng?
BSCK I Chu Quang Liên, Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ:
Để bảo vệ đường hô hấp hữu hiệu nhất khi chất lượng không khí giảm, ô nhiễm ngày càng tăng, mọi người cần làm những việc sau:
- Thường xuyên đeo khẩu trang chống bụi khi ra ngoài.
- Có chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đủ các nhóm chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch.
- Uống đủ nước, vệ sinh mũi miệng hàng ngày. - Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Tiêm phòng vaccine phòng các bệnh hô hấp như cúm, phế cầu...
- Vệ sinh nhà cửa thông thoáng.
- Sử dụng các thiết bị lọc không khí trong phòng ở. - Trồng thêm cây xanh tại khuôn viên, không gian sống.
Ngoài ra, cần hạn chế hút thuốc lá thụ động, chủ động bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Tránh xa các dị nguyên có thể gây kích ứng đường hô hấp.
Làm sao để bảo vệ đường hô hấp khi chất lượng không khí giảm
Pháp luật và bạn đọc