Khi chủ đầu tư mệt mỏi vì dính khiếu kiện
Một lãnh đạo Thanh tra TPHCM cho biết, gia đình bà Trường có diện tích đất lớn, liên quan tới nhiều dự án của TP như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 1, giai đoạn 2, làm đường song hành...
- 20-04-2016ĐHĐCĐ An Dương Thảo Điền: Năm 2016 kế hoạch lãi ròng 48 tỷ, nới room ngoại
- 07-04-2016Sở Xây dựng tiền hậu bất nhất trong vụ tranh chấp Gateway Thảo Điền
- 18-01-2016Không gian sống thanh bình tại biệt thự Holm Thảo Điền, quận 2
- 17-01-2016SonKim Land và COFICO "trần tình” về dự án Gateway Thảo Điền thi công làm sụt lún đường
Nhiều doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cho biết, khó khăn và vướng mắc nhất của doanh nghiệp hiện nay là công tác GPMB và đền bù cho người dân. Nhiều trường hợp doanh nghiệp BĐS và người dân không tìm được tiếng nói chung trong công tác bồi thường đã gây ra những vụ khiếu kiện dai dẳng.
Có thể kể đến như vụ kiện khá dai dẳng giữa công ty địa ốc Sơn Kim (SonKim Land) tại dự án chung cư cao cấp Gateway Thao Dien ở quận 2. Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã "chôn" hàng trăm tỷ đồng trong dự án, khách hàng cũng "chết cứng" vì tiến độ dự án chậm rất nhiều.
Để thực hiện dự án Gateway Thao Dien, Công ty SonKim Land đã được UBND TP.HCM ra quyết định giao gần 11.000 m2 đất “sạch” cho Công ty, trong số này có khoảng 675,7 m2 đất nông nghiệp thuộc gia đình bà Nguyễn Thị Trường.
Phần đất này UBND Q.2 tiến hành thu hồi theo quy định của pháp luật để giao cho SonKim Land, với tổng mức bồi thường ban đầu khoảng gần 5,7 tỷ đồng (diện tích còn lại chủ đầu tư đã mua trước khi làm dự án - PV).
Tuy nhiên, kể từ khi UBND Q.2 ra quyết định thu hồi đất của gia đình bà Trường vào tháng 10/2010 đến nay gia đình bà Trường liên tục khiếu nại lên các cấp địa phương và trung ướng, cho rằng các cơ quan chức năng và Công ty SonKim Land thu hồi đất sai quy định và bồi thường quá thấp.
Trước tình hình đó, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã ra công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM giải quyết vụ việc theo hướng giao UBND Q.2 thu hồi lại quyết định thu hồi đất, Công ty SonKim Land có trách nhiệm thoả thuận bồi thường với gia đình bà Trường.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, dự án trên được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 1/2009 theo phương thức chủ đầu tư tự thoả thuận bồi thường với người sử dụng đất.
Đến thời điểm tháng 6/2010 Công ty SonKim Land đã thoả thuận bồi thường, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được khoảng 95% diện tích thuộc dự án, phần còn lại (khoảng 675,7 m2 đất nông nghiệp thuộc gia đình bà Nguyễn Thị Trường - PV) công ty không thoả thuận bồi thường được và quá 180 ngày kể từ ngày UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nên theo luật UBND TP đã có văn bản giao UBND Q.2 ra quyết định thu hồi phần đất trên giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
“Việc thu hồi đất đối với gia đình bà Trường là phù hợp theo quy định tại Nghị định 84 và Nghị định 69”, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết.
Đối với thủ tục đầu tư và tính pháp lý của dự án, Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho rằng việc Sở Xây dựng ban hành quyết định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án Gateway Thao Dien là phù hợp theo đúng các quy định của pháp luật.
Ngoài hai sở trên, UBND Q.2 cũng cho rằng cơ quan này đã ban hành quyết định thu hồi đối với một trường hợp còn lại (gia đình bà Trường) trong dự án của Công ty SonKim Land là phù hợp với quy định của pháp luật.
Không những vậy nếu buộc UBND Q.2 phải thu hồi lại quyết định thu hồi đất theo ý kiến của Bộ Tài nguyên - Môi trường thì UBND TP và UBND Q.2 phải thu hồi nhiều quyết định tương tự, ảnh hưởng dắt dây, dẫn đến khiếu nại đối với 94 hộ dân khác trong các dự án có pháp lý tương tự tại khu vực Bắc xa lộ Hà Nội.
Thanh tra TP.HCM trong nhiều văn bản đều khẳng định, toàn bộ quá trình từ thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất, tổ chức thương lượng về giá trị đất bồi thường đều phù hợp pháp luật.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài khiếu kiện đối với dự án Gateway Thao Dien của Công ty SonKim Land, bà Trường và 8 người con còn lại trong gia đình đến nay vẫn đang còn theo đuổi 5 vụ kiện khác cũng liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội do nhà nước làm chủ đầu tư. Có những vụ khiếu kiện gia đình bà Trường diễn ra dai dẳng từ năm 1999 đến nay.
Như vụ bà Trường kiện UBND Q.2 tại dự án làm đường song hành xa lộ Hà Nội, năm 1999 gia đình bà Trường bị thu hồi hơn 5.400 m2 đất nông nghiệp, ao hồ với số tiền bồi thường hơn 1 tỉ đồng, nhưng sau nhiều năm khiếu kiện, đến nay số tiền bồi thường nhà nước phải trả cho bà Trường lên đến gần 13 tỉ đồng bao gồm bồi thường, hỗ trợ và cả lãi suất.
Tại dự án Gateway Thao Dien số tiền bồi thường ban đầu khoảng 6 tỉ đồng, đến nay đã lên gần 26 tỉ đồng nhưng gia đình bà Trường vẫn chưa đồng ý.
Một lãnh đạo Thanh tra TP cho biết, gia đình bà Trường có diện tích đất lớn dính tới nhiều dự án của TP như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 1, giai đoạn 2, làm đường song hành...
Nguyên nhân khiến sự việc kéo dài bởi gia đình bà Trường có nhiều thành viên, mỗi người mỗi ý, mỗi người đưa ra mỗi mức giá đền bù khác nhau. Thậm chí nhiều lần Thanh tra TP mời gia đình bà Trường lên hoà giải, cho các bên thương lượng lúc thì vắng người này, lúc thì vắng người kia, thậm chí mới đây Thanh tra TP mời gia đình họ lên làm việc họ cũng không lên.
Hiện nay Thanh tra TP đã báo cáo UBND TP để có hướng xử lý rốt ráo, không để sự việc kéo dài thêm nữa làm ảnh hưởng đến cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Đại diện Công ty SonKim Land, cũng than thở với chúng tôi rằng: "Đại diện của công ty đã nhiều lần bị đuổi về ngay tại nhà của con bà Trường mà không chịu ngồi lại tìm hướng giải quyết tốt nhất. Nếu biết làm dự án BĐS khổ lay lắc thế này thì chắc chúng tôi đã không làm rồi!".