Khi đi đại tiện, nếu có 3 triệu chứng lạ xuất hiện thì bạn nên cẩn thận vì có khả năng đó là dấu hiệu của ung thư ruột
Trong những năm gần đây, ung thư ruột đã bắt đầu trẻ hóa và tỷ lệ gia tăng người mắc cũng cao hơn so với nhiều năm trước. Vậy có dấu hiệu gì để nhận biết nguy cơ mắc bệnh này hay không?
- 05-07-2020Con gái nhỏ bị chẩn đoán mắc ung thư ruột, mẹ đau lòng khi bác sĩ chỉ rõ "thủ phạm" là một thói quen ăn sáng mà rất nhiều người cũng mắc phải
- 02-06-2020Cụ bà bị ung thư ruột vẫn sống thọ 115 tuổi và có nét đẹp thanh tú như "thiếu nữ": Bí quyết kéo dài sự sống đến từ 4 việc rất cơ bản
- 10-05-2020Ba chị em ruột đều lần lượt mắc ung thư vòm họng, quan sát bữa cơm người nhà mang đến bác sĩ liền hiểu ngay nguyên nhân
Trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ruột đang ngày càng gia tăng. Ung thư ruột thường khởi phát ngầm từ bên trong cơ thể, trong giai đoạn đầu lại có những triệu chứng giống với biểu hiện quen thuộc của con người. Chính điều này khiến người bệnh không nhận biết được nguy cơ mắc bệnh, để bệnh bước vào giai đoạn xấu rồi mới đi kiểm tra. Lúc này, tỷ lệ sống sót là rất thấp nên các phương pháp chữa trị sẽ không có cơ hội cứu chữa cao.
Chúng ta đều biết rằng, ruột già thuộc nửa sau của đường tiêu hóa và nó kết nối trực tiếp với hậu môn. Do đó, một số dấu hiệu khác thường khi bạn đi đại tiện cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư ruột mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
1. Đi đại tiện nhiều hơn, hay bị táo bón, tiêu chảy
Nếu ngày trước nhu động ruột của bạn làm việc ổn định thì mỗi ngày bạn sẽ đi đại tiện khoảng 1 lần. Còn nếu bạn cảm thấy buồn đi đại tiện nhiều hơn và tình trạng này tăng lên tới 3 - 4 lần một ngày, kèm theo hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ruột sớm mà bạn cần chủ động kiểm tra ngay.
Trong trường hợp khối u xuất hiện ở gần hậu môn thì ruột sẽ bị co hẹp lại, khiến phân khó đào thải ra ngoài và dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nếu thành ruột bị hẹp thì quá trình phân đào thải ra cũng sẽ bị cản trở, từ đó làm ruột già phải hoạt động nhiều hơn để thúc đẩy quá trình đại tiện. Chính điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy mất kiểm soát.
2. Phân bị biến dạng
Hình dạng phân bình thường rơi xuống sẽ ở dạng hình trụ, nhưng nếu mắc ung thư ruột thì phân thải ra sẽ bị nén lại, mỏng hơn và trông nhẵn, có màu nâu. Điều này là do khối u trong ruột phát triển lớn hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết phân và làm phân không thể thải hết sạch trong một thời điểm. Hậu quả là bạn luôn có cảm giác bồn chồn, muốn vào nhà vệ sinh để giải quyết vấn đề đại tiện của mình.
3. Xuất hiện máu trong phân
Phân bình thường thải ra không hề có máu nên khi máu xuất hiện trong phân là một triệu chứng sức khỏe mà bạn không nên chủ quan coi thường. Có 2 nguyên nhân sẽ làm xuất hiện tình trạng máu trong phân, một là do bệnh trĩ và một là do mắc ung thư ruột.
Để nhận biết giữa hai căn bệnh trên thì bạn có thể quan sát tới màu sắc, lưu lượng máu thải ra. Với người mắc bệnh trĩ, máu trong phân sẽ có màu đỏ tươi. Còn người mắc bệnh ung thư ruột thường đi đại tiện ra máu kèm theo dịch nhầy và nhỏ giọt. Khi thấy hiện tượng này xuất hiện, bạn cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Vậy những người được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột, bạn nên chú ý ăn uống điều độ, không quá kiêng khem để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, hãy chú ý cung cấp những loại thực phẩm sau thường xuyên:
- Trái cây và rau xanh: giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh nguy cơ táo bón.
- Thực phẩm nhiều protein từ cá, sữa đậu nành, thịt gà nạc... Ngoài ra, khi ăn thịt nên ninh thật kỹ hoặc xay nhỏ rồi vo viên để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh nguy cơ dạ dày và đại tràng phải hoạt động quá mức.
- Thực phẩm có chứa nhiều cellulose từ khoai lang, đậu đen, rau muống...
Source (Nguồn): Sohu, Health
Tổ quốc