MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi doanh nghiệp du lịch trong nước cạnh tranh cùng đối thủ quốc tế

22-10-2019 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Làm thế nào để các doanh nghiệp lữ hành trong nước phát huy lợi thế sân nhà, cạnh tranh tốt hơn trước cuộc "đổ bộ" ào ạt của các đại lý du lịch trực tuyến quốc tế?

Thị trường du lịch Việt: miếng bánh hấp dẫn ai cũng muốn chia phần

Du lịch Việt Nam liên tục tăng trưởng khả quan trong những năm qua, cả về số lượng du khách lẫn chi tiêu cho chuyến đi. Năm 2018, Việt Nam đón 95,5 triệu du khách (trong đó có 80 triệu lượt khách nội địa), thu về hơn 620.000 tỉ đồng (khoảng 27 tỉ USD), tăng 11% so với năm trước và gấp 10 lần so với năm 2008.

Năm 2019, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, phục vụ 85 triệu khách nội địa. Người Việt đi du lịch nhiều hơn, "chịu chi" hơn trong các kì nghỉ.

Thị trường du lịch Việt như một miếng bánh ngày càng nở to, thơm ngon béo bở, đầy mời gọi. Dĩ nhiên nhiều đại lý du lịch trực tuyến (OTA) quốc tế đã "đánh hơi" thấy và nhanh chóng nhảy vào chia phần.

Với kinh nghiệm và nền tảng kỹ thuật sẵn có, họ lập tức chiếm ưu thế. Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, các OTA nước ngoài như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia đang chiếm lĩnh tới 80% thị phần Việt Nam (2018).

Thua trên sân nhà không còn là nguy cơ, mà đã là thực tế những năm qua. Các doanh nghiệp lữ hành trong nước có "vũ khí" lợi hại gì trong "cuộc chiến" cam go này?

Chất lượng dịch vụ là lợi thế sống còn

Mỗi doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh riêng tuỳ theo những điểm mạnh của mình. Có công ty chạy đua công nghệ, tối giản quy trình đặt hàng; có công ty tung ra gói sản phẩm giá rẻ để phục vụ thị trường ngách; có doanh nghiệp nội địa lâu năm thì dành nhiều nguồn lực vào việc đầu tư hình ảnh, thương hiệu...

Liệu đâu mới là hướng đi hiệu quả nhất khi từ công nghệ, nguồn lực tới thương hiệu toàn thế giới thì các doanh nghiệp nước ngoài đều mạnh hơn ta rất nhiều?

Trong bối cảnh đó, BestPrice Travel – một doanh nghiệp lữ hành có gần 10 năm kinh nghiệm – lựa chọn chiến lược cạnh tranh bằng việc tối ưu hóa chính lợi thế sẵn có của mình: am hiểu thị trường bản địa, nắm bắt thói quen mua hàng của khách hàng trong nước. Đặc biệt, Công ty luôn chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Khi doanh nghiệp du lịch trong nước cạnh tranh cùng đối thủ quốc tế - Ảnh 1.

Hiểu biết sâu sắc thị trường Việt Nam, BestPrice Travel chọn lọc, hợp tác với các đơn vị cung cấp uy tín, khảo sát sản phẩm thường xuyên để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tối ưu, ổn định. BestPrice Travel cam kết hoàn tiền nếu chất lượng tour không như quảng cáo.

80% người Việt vẫn quen thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm trực tuyến. BestPrice Travel thấu hiểu điều này, nên triển khai nhiều hình thức thanh toán đa dạng, đảm bảo tiện lợi, thoải mái nhất cho khách: chuyển khoản, online, hoặc nhận tiền mặt khi giao vé (miễn phí) đến tận nhà khách hàng.

Công ty còn xây dựng hệ sinh thái du lịch và mô hình "one-stop shop", phối hợp cùng nhiều đối tác uy tín để hỗ trợ trọn gói cho khách. Chỉ cần truy cập vào trang web hoặc ghé qua BestPrice Travel là có tất cả: vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch, du thuyền… Voucher du lịch cũng là sản phẩm độc đáo của Công ty, giúp khách tận hưởng dịch vụ tốt nhất với giá ưu đãi.

Ngoài việc không ngừng tối ưu hệ thống website cũng như quy trình mua hàng, BestPrice luôn chú trọng yếu tố con người.

"Nguồn nhân lực đất nước ta hoàn toàn không thiếu, điều cốt yếu là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Khách hàng có hài lòng thì mới còn quay lại, doanh nghiệp nhờ đó mới tồn tại lâu dài. Trong thực tế, dịch vụ khách hàng là một sức mạnh mềm mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Làm được điều này, dịch vụ du lịch Việt Nam hứa hẹn sẽ ngày một khởi sắc", Ông Bùi Thanh Tú – Giám đốc Marketing của BestPrice chia sẻ về quan điểm của mình. Luôn coi yếu tố nhân sự là trọng tâm hàng đầu, BestPrice Travel đào tạo nhân viên chặt chẽ, nhất là khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng, giúp khách luôn cảm thấy được quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình. Mỗi khách hàng là một cá nhân độc đáo với nhu cầu riêng, họ cần được nhân viên tư vấn chu đáo, điều chỉnh dịch vụ theo ý thích, chứ không chỉ click chuột đặt hàng một cách khô khan, máy móc.

Khi doanh nghiệp du lịch trong nước cạnh tranh cùng đối thủ quốc tế - Ảnh 2.

Dịch vụ của Công ty được cá nhân hoá, nhân văn, giúp khách hàng "Sống trải nghiệm, trao yêu thương" trong từng chuyến đi ý nghĩa. Khi mọi chuyện đã có BestPrice Travel xếp đặt chu đáo, mọi người sẽ bớt ngần ngại, thêm hăng hái "xách balô lên và đi". Mỗi chuyến đi làm đầy thêm trải nghiệm, kiến thức, cho tuổi thanh xuân của ta thêm sắc màu, giàu ý nghĩa. Cùng người thân thư giãn, vui chơi, khám phá những miền đất lạ sẽ tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp, gắn kết tình cảm gia đình, giúp mỗi thành viên thêm hạnh phúc.

Hãy yên tâm đi cùng BestPrice Travel, vì đây là một trong số ít những công ty du lịch mở phần đánh giá công khai trên fan page cho mọi người nhận xét, và 99% khách hàng phản hồi rất tích cực.

Với gần 10 năm hoạt động, tài sản quý giá nhất của BestPrice Travel chính là sự hài lòng của khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nhất cho Công ty trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt với những gã khổng lồ OTA quốc tế hùng mạnh.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên