Khi đồng minh thân cận tranh cãi nhau vì... sữa
Ảnh: The Atlantic
Mỹ và Canada, những đồng minh thân cận, đang trở nên mâu thuẫn vì việc Canada bảo hộ ngành sữa trong nước.
- 05-02-2023Ai Cập bác tin đồn bán Kênh đào Suez cho công ty nước ngoài
- 05-02-2023Italia phát minh ‘máy bay trên mặt nước’: Vận hành độc lạ bằng pin nhiên liệu hydro, giá khởi điểm hơn 2.000 tỷ đồng…chỉ giới siêu giàu mới ‘chơi’ được
- 05-02-2023Trị giá gấp 75.000 lần nền kinh tế toàn cầu, thiên thạch Psyche chứa những gì mà đáng giá tới vậy?
Vào thứ Ba, Mỹ cho biết họ đang tìm kiếm một hội đồng giải quyết tranh chấp thương mại thứ hai về hạn ngạch nhập khẩu sữa của Canada, cáo buộc Canada không đáp ứng các nghĩa vụ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất Mỹ. Đây là động thái mới nhất trong căng thẳng kéo dài giữa hai đồng minh thân cận về ngành sữa được bảo hộ của Canada.
Hệ thống sữa của Canada hoạt động như thế nào?
Canada đã kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp sữa, trứng và gia cầm kể từ những năm 1970 bằng cách hạn chế số lượng nông dân có thể sản xuất và hạn chế nhập khẩu thông qua thuế quan nặng nề.
Năm 2002, một ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết rằng Canada đã vi phạm các nghĩa vụ thương mại của mình về cung cấp sữa. Kết quả phán quyết của WTO chính là Canada không được phép xuất khẩu nhiều sữa nữa.
Mỹ ngỡ ngàng ngơ ngác
Những tưởng đây là tin vui cho Mỹ bởi các nhà chế biến sữa của nước này cũng muốn tăng doanh số bán hàng sang Canada. Thế nhưng, mức thuế cao đang cản trở họ.
Văn phòng Đại diện Thương mại của Mỹ cáo buộc rằng Canada sử dụng cách tiếp cận không công bằng để xác định phân bổ hạn ngạch theo Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada. Điều này đã khiến các bên tham gia vào thị trường sữa tại Canada như các nhà bán lẻ tại quốc gia này hay các công ty dịch vụ thực phẩm không thể đạt được hạn ngạch.
Bộ trưởng Thương mại Canada là Mary Ng nói rằng bà cảm thấy thất vọng về động thái của Mỹ và sẽ phản đối nỗ lực “đàm phán lại” trong quá trình dàn xếp.
Giá trị ngành sữa của Canada
Doanh số bán sữa của các trang trại tại Canada lên tới 7,39 tỷ đô la Canada (5,54 tỷ đô la Mỹ) hàng năm. Theo số liệu năm 2021 của chính phủ, các lô hàng sữa đã qua chế biến trị giá 16,2 tỷ đô la Canada.
Bò đứng trong chuồng khi được vắt sữa tại một trang trại bò sữa ở South Mountain, Ontario, Canada, ngày 29 tháng 6 năm 2018. Ảnh: Reuters
Tất cả các đảng chính trị lớn đều nói rằng họ ủng hộ quản lý nguồn cung như thế này vì nó giúp ổn định thu nhập cho nông dân chăn nuôi bò sữa. Trong khi đó, các nhà sản xuất ở các quốc gia khác đã phải chịu đựng sự thay đổi vì giá cả không ổn định.
9.739 nông dân chăn nuôi bò sữa của Canada đã tạo thành một trong những nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng nhất trong nước. Hầu hết các trang trại ở Quebec và Ontario và chính những tỉnh này của Canada có nhiều ghế nhất trong quốc hội.
Các quốc gia sản xuất sữa khác như New Zealand cũng cho rằng các biện pháp kiểm soát của Canada là một cách không công bằng để bảo vệ ngành công nghiệp sữa của Canada.
Tại Canada, một số bên còn cho rằng việc quản lý nguồn cung ngăn cản nước này trở thành cường quốc xuất khẩu sữa, cũng như ngũ cốc và thịt. Họ lập luận rằng việc hạn chế nghiêm ngặt hàng nhập khẩu dẫn đến giá lương thực Canada cao hơn.
Tham khảo Reuters
Nhịp Sống Thị Trường