Khi giao tiếp đừng nói 3 ĐIỀU với người khác - Giúp mọi điều suôn sẻ, tránh bị tiểu nhân hãm hại
Trong giao tiếp, đây là những điều bạn cần chú ý để tránh khiến người đối diện phật ý, khó xử.
- 27-08-2024Hành động của phụ huynh khiến giáo viên bức bình và việc xây dựng văn hóa giao tiếp tích cực trong các nhóm phụ huynh học sinh
- 27-08-2024Kỳ lạ địa điểm "lối vào thế giới ngầm" tại Nhật Bản giúp người sống giao tiếp với người đã khuất
- 16-07-2024Thứ tiếng được "nhắc tên" nhiều nhất lúc này: Là ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, học xong có thể giao tiếp với gần 600 triệu người
Mỗi ngày, chúng ta tương tác với những người khác nhau. Cho dù đó là cuộc nói chuyện thông thường hay cuộc họp, cuộc thảo luận, những thay đổi trong ngôn từ cũng tác động lớn đến cuộc sống của chúng ta.
Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Tốt hơn hết, chúng ta không nên đề cập đến 3 điều sau khi nói chuyện với người khác.
1. Đừng nhắc đi nhắc lại những trải nghiệm đau thương trong quá khứ
Câu chuyện như vậy được kể trong bộ phim kinh điển "The Shawshank Redemption". Nhân viên ngân hàng Andy bị bỏ tù oan. Những tù nhân khác đánh đập anh trong ngục nhưng anh không khóc lóc, vẫn giữ im lặng.
Sau này khi được ra ngoài, anh tuyệt nhiên không nhắc về những đau khổ, oan trái từng chịu. Anh chưa từng phàn nàn với ai về những điều không may mắn xảy ra trong cuộc đời.
Nhà văn Lưu Lương Thành từng nói: "Chúng ta không thể nhìn thấy hết tuyết rơi trong đời một con người. Mỗi người đều trải qua mùa đông một mình trong cuộc đời mình". Cuộc sống luôn khó khăn, đặc biệt là trong thế giới người lớn.
Than phiền một cách mù quáng sẽ không giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra những hệ lụy tâm lý tiêu cực cho bản thân, khiến bạn rơi vào vũng lầy tuyệt vọng và thụ động. Trong giao tiếp giữa các cá nhân, nếu bạn luôn nói về những trải nghiệm đau đớn của bản thân, bạn không những không nhận được sự đồng cảm mà còn nhận về lời chế giễu.
Quá khứ đã là quá khứ, điều quan trọng là sự tự chăm sóc bản thân và hành động hiện tại.
2. Đừng khoe khoang điều kiện sống tuyệt vời
Việc bạn khoe khoang điều kiện sống vượt trội trong khi người khác đang gặp khó khăn là điều gần như tàn nhẫn. Chưa kể gây khó chịu cho người khác, nó còn huỷ hoại chính mình.
Luo là một diễn viên kịch, anh ấy rất giỏi hóa trang thành phụ nữ và mọi người đều rất thích anh ấy. Luo có nhiều người hâm mộ, thu nhập của annh rất cao. Vài năm sau khi Luo trở nên giàu có, gia đình anh đột nhiên mất liên lạc với anh. Cảnh sát tìm kiếm theo nhiều hướng khác nhau và cuối cùng tìm thấy thi thể của anh ta trong một căn hầm ở một thành phố khác. Sát nhân là người quen của Luo.
Hóa ra Luo đã kiếm được rất nhiều tiền sau khi nổi tiếng và sống một cuộc sống giàu sang. Anh coi trọng tình bạn, không bao giờ đối xử tệ bạc với bạn. Nhưng thành công của anh khiến nhiều người ghen tỵ, từ đó nảy sinh ý đồ xấu.
3. Đừng lấy mình làm trung tâm và đừng nói chuyện hời hợt
Nguyên nhân của việc giao tiếp kém là coi thường những người không đồng tình với mình là thích bản thân làm trung tâm. Giao tiếp thực sự là khi cả hai bên đều có cảm xúc và muốn chia sẻ với nhau.
Bạn không nên tự cho mình là đúng, không được cắt đứt ý kiến của mọi người và không được tranh luận tùy tiện về đúng sai. Bạn cần tôn trọng suy nghĩ cũng như lời nói của người đối diện.
Một vấn đề nữa trong giao tiếp đó là nhiều người thường tỏ ra hời hợt, không quan tâm người đối diện khi nói chuyện. Điều này dễ gây hiểu lầm bạn là người kiêu ngạo, tự cao.
Trong trường hợp này, bạn có thể nói ít nhưng thẳng thắn, chân thành để tránh khiến đối phương khó chịu. Hãy dùng những lời lẽ ngắn gọn nhưng khiêm tốn để cuộc trò chuyện thú vị hơn.
Ngoài 3 điều trên, trong một cuộc trò chuyện, bạn cũng cần lưu ý:
1. Tránh chửi thề khi trò chuyện. Dù là người quen hay người lạ thì cuộc trò chuyện cũng phải văn minh, bởi qua cuộc trò chuyện có thể thấy được phẩm chất của một con người.
2. Tránh bị phân tâm trong cuộc trò chuyện. Khi nói chuyện với người khác, bạn nên thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Nói chuyện trực tiếp và không nhìn quanh khi nói chuyện sẽ khiến người đối diện hài lòng, cảm thấy được tôn trọng.
3. Tránh nói mà không nghe. Học cách lắng nghe trong suốt cuộc trò chuyện, đừng chỉ nói mãi. Đây cũng là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối phương.
4. Tránh mất tập trung khi nói chuyện. Khi nói chuyện với người khác, đừng nói quá nhiều và nói không ngừng nghỉ. Tốt nhất bạn nên nói ngắn gọn, súc tích với những điểm chính.
5. Tránh sử dụng quá nhiều cách diễn đạt khi nói chuyện. Đừng bao giờ khua tay nhiều hoặc nháy mắt khi nói chuyện vì điều này sẽ khiến mọi người nghĩ rằng bạn không thành thật.
Thanh niên Việt