Khi hàng loạt tượng đài công nghệ sụp đổ, thương hiệu “Made in Japan” vẫn giúp ngành công nghiệp này cuốn hút người tiêu dùng châu Á
Shiseido, Kose và Kanebo đang tăng cường nỗ lực thu hút người tiêu dùng Trung Quốc và các nước châu Á khác nhờ sự hấp dẫn của thương hiệu “Made in Japan”.
- 30-07-2017Từ một quốc gia "ngập lụt" trong rác thải, điều gì đã khiến Nhật Bản trở nên xanh-sạch-đẹp như hiện nay?
- 25-07-2017Bi kịch nam giới không việc làm - Ngòi nổ của "quả bom dân số" Nhật Bản
- 24-07-2017Cơn ác mộng của giao thông Nhật Bản bắt nguồn từ các tài xế “thất thập cổ lai hy”
- 20-07-2017Uniqlo đang phải "vật lộn" trên chính sân nhà Nhật Bản
- 10-07-2017Có một “căn bệnh” mang tên Nhật Bản đang lây lan khắp thế giới!
- 07-07-2017Vì sao không chỉ người Việt mà khắp Đông Nam Á đều lùng sục hàng 'second hand' của Nhật Bản?
Ngành công nghiệp mỹ phẩm Nhật Bản đang là cái tên được hưởng lợi lớn từ thương hiệu “Made in Japan”, vốn luôn khiến cả thế giới yên tâm về chất lượng của sản phẩm. Dự kiến, lần đầu tiên, xuất khẩu trong lĩnh vực mỹ phẩm của Nhật Bản sẽ vượt 300 tỷ Yên, tương đương 2,75 tỷ USD trong năm 2017.
Thị trường châu Á chiếm khoảng 90% lượng mỹ phẩm xuất khẩu của Nhật Bản.
Kose sẽ bắt đầu xuất khẩu Sekkisei MYV, một sản phẩm chăm sóc da cao cấp tới thị trường Trung Quốc, trong năm nay. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất tại Tỉnh Gunma, nằm ở phía bắc Tokyo. Công ty cũng đã bán những sản phẩm trang điểm dòng Visee thông qua trang thương mại điện tử do Alibaba của Trung Quốc điều hành.
Shiseido đang nỗ lực thu hút người tiêu dùng trẻ bằng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc Nhật bản. Công ty này bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm cấp cao hơn tới 12 thị trường châu Á trong tháng trước. Tại Trung Quốc, Shiseido tập trung nhấn mạnh đến nguồn gốc Nhật Bản của các dòng sản phẩm dưỡng da Elixir để thu hút người dùng. Ở Trung Quốc và khắp châu Á, người ta quan niệm các sản phẩm xuất xứ Nhật Bản thường có chất lượng cao.
Kanebo Cosmetics, công ty con của thương hiệu sản xuất đồ tiêu dùng danh tiếng Kao, cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc với dòng sản phẩm Kate. Theo kế hoạch, công ty sẽ mở 700 tới 800 điểm bán hàng ở Trung Quốc vào cuối năm, tăng gấp đôi so với con số 400 hiện nay. Các sản phẩm Kate của Kanebo được sản xuất tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản và Thượng Hải, Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm Nhật Bản được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động mua sắm của du khách nước ngoài. Tận dụng lợi thế chất lượng, các công ty Nhật tiếp tục giữ chân khách hàng ngay cả khi họ đã trở về nhà.
Theo đó, xuất khẩu mỹ phẩm Nhật Bản, bao gồm cả các sản phẩm chăm sóc tóc, đã tăng 34,5% trong năm lên mức kỷ lục 167,7 tỷ Yên chỉ trong 6 tháng đầu năm. Nếu con số này vẫn được duy trì, mức doanh thu từ xuất khẩu mỹ phẩm năm 2017 sẽ vượt xa con số kỷ lục 267,6 tỷ Yên được xác lập năm ngoái.
Trong số này, 32% xuất khẩu hướng tới Hồng Kông, 24% tới Trung Quốc đại lục, 11% tới Hàn Quốc và 10% tới Đài Loan, Trung Quốc. Công ty nghiên cứu Euromonitor International của Anh cho rằng thị trường mỹ phẩm Trung Quốc đạt tới 45,3 tỷ USD trong năm 2016, tăng 50% so với 5 năm qua. Doanh thu của các dòng sản phẩm cao cấp gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố.
Thành công đến với ngành công nghiệp mỹ phẩm Nhật Bản trong bối cảnh những tượng đài trong lĩnh vực công nghệ Nhật Bản phải bán mình vì làm ăn thua lỗ bất chấp quá khứ lẫy lừng của những thiết bị điện tử “Made in Japan”.