Khi không có tiền bạn mới thấm đạo lý: "Mất đi cảm giác an toàn chưa chắc vì thiếu tiền, nhưng không có tiền chắc chắc sẽ luôn bất an!
Trước đây tôi luôn nghĩ rằng, tình yêu chỉ cần “một túp lều tranh hai trái tim vàng” là đủ. Sau này tôi mới phát hiện, hóa ra tình yêu cũng cần phải có tiền mới bền lâu được.
- 02-10-2021Thế hệ trẻ tuổi giàu có tại Trung Quốc bị số đông “chán ghét”: Kế thừa tiền bạc của gia đình, không có nỗ lực xứng đáng nhưng được sống xa hoa, bề thế hết mức
- 02-10-2021Không muốn nghèo suốt đời, có 4 loại tiền bạn nhất định không được tiết kiệm!
- 30-09-2021Chỉ người không có tiền mới sống chết mong ngóng việc nhận lương!
Bắt đầu từ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy tiền vô cùng quan trọng?
Cậu bạn A: "Đó là khi nhà tôi ngay cả cọng rau cũng không có mà ăn, mẹ bắt tôi phải đi nhặt những trái mướp đắng mà hàng xóm đã vứt để mang về ăn".
Cậu bạn B: "Đó là khi cha tôi bị ung thư giai đoạn cuối. Ông đã từ chối thở bình Oxy chỉ để tiết kiệm một chút tiền".
Cô bạn C: "Đó là khi trong túi chỉ còn 35,000 đồng để mua thức ăn, nhưng con gái tôi lại nằng nặc đòi mua con búp bê 34,000 đồng mà khóc không chịu rời đi..."
Sự suy sụp và bất lực của người lớn, đa phần đều xuất phát từ việc không có tiền. Khi không có tiền trong tay, bạn mới hiểu được rất nhiều đạo lí.
Tiền, thực sự có thể cứu mạng người
Năm ngoái, bố của bạn tôi không may bị tai nạn lao động ở công trường, rơi từ độ cao 4 mét xuống mặt đất. Nhiều đoạn xương trên người bị gãy, chấn thương nội tạng nghiêm trọng. Ông được đưa vào khu chăm sóc tích cực để trị liệu và trải qua 3 cuộc phẫu thuật lớn. Gia đình chạy đông chạy tây vay mượn được hơn 1,4 tỷ đồng, cuối cùng may mắn cứu được ông thoát khỏi tay thần chết.
Hình minh họa
Thực lòng mà nói, cô bạn tôi trước đây không phải lo nghĩ gì về tiền, cuộc sống gia đình luôn ấm no đủ đầy. Bây giờ thì khác hẳn, cô không những phải tiêu tiền một cách dè sẻn, tính cách cũng trở nên trầm lặng hơn rất nhiều.
Trong thời gia chăm sóc bố ở bệnh viện, cô đã từng chứng kiến cảnh một ông chú đã bị đưa ra khỏi khu điều trị đặc biệt vì không trả nổi phí trị liệu; một bà mẹ vừa mới tắt thở thì anh em trong nhà đã bắt đầu tranh giành phân chia tài sản.
Cô tâm sự:
"Trước đây mình chưa từng nghĩ đến khái niệm tiết kiệm tiền để trả cho vài ngày ở khu điều trị đặc biệt. Bạn biết không, một ngày trong đó hết 28 triệu, trong khi lương của mình chỉ có 23 triệu. Tiền lương cả tháng còn không đủ duy trì cuộc sống một ngày của bố mình.
Chỉ khi bạn tận mắt nhìn người thân yêu nhất của mình nằm trên giường bệnh, hơi thở yếu ớt, khắp người chằng chịt ống thở, bạn mới cảm nhận được tiền không phải là tiền nữa, mà tiền chính là sự sống, là sinh mạng."
Hình minh họa
Năm ngoái tôi có đọc được một bài báo:
Ông Vi, quê ở Hà Nam Trung Quốc, 48 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch vành. Sau khi biết được phí điều trị phải cần đến 350 triệu đồng, ông đã tìm lí do để bà vợ đi chỗ khác rồi âm thầm rời khỏi bệnh viện. Qua nhiều ngày vất vả tìm kiếm, cuối cùng người nhà cũng tìm thấy ông, nhưng ông đã qua đời rồi...
Bệnh mạch vành không phải là một căn bệnh nan y; 350 triệu cũng không phải con số không thể có được, nhưng nó lại cướp đi mạng sống của một con người. Có người ăn bữa cơm thôi cùng tiêu hàng chục triệu đồng, có những người lại vì con số tiền triệu ấy mà từ bỏ mạng sống.
Chúng ta luôn nói "sinh mệnh là vô giá", tuy nhiên ở một góc độ nào đó sinh mệnh lại có giá, quan trọng bạn có đủ sức để trả không mà thôi.
Khi không có tiền, bạn mới hiểu rằng: tiền có thể cứu mạng người, những cũng có thể giết đi những sinh mạng khác.
Nỗ lực kiếm tiền, không phải vì để có cuộc sống tốt hơn, có địa vị cao hơn; mà đó là khi cuộc sống không may xảy ra điều gì đó, bạn có thể có năng lực để chống chọi lại với nó.
Không có tiền đồng nghĩa với không có tình cảm
Có những lúc, tiền vô hình chung trở thành tấm gương phản chiếu hiện thực.
Hình minh họa
Cuối năm về nhà đón tết, tôi vô tình nghe thấy mẹ và anh họ tôi nói chuyện về cô bạn gái 3 năm vừa chia tay. Vốn dự định sẽ cưới trong năm nay, nhưng anh tôi không có đủ 350 triệu làm sính lễ, bị mẹ bạn gái bắt phải chia tay.
Gia đình nhà cậu tôi không được khá giả cho lắm, cậu làm thợ sửa điện nước, mợ làm lao công. Dành dụm cả nửa đời mới được món tiền để mua nhà cho con trai lấy vợ, lấy đâu ra số tiền nhiều như vậy để làm sính lễ chứ? Cuối cùng anh ấy cũng lực bất tòng tâm mà lựa chọn chia tay.
Khi trẻ luôn nghĩ rằng, tình yêu chỉ cần "một túp lều tranh hai trái tim vàng" là đủ. Sau này tôi mới phát hiện, hóa ra tình yêu cũng cần phải có tiền.
Cách đây ít hôm, một cậu bạn đã từng chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng:
Khi nhỏ nhà cậu rất nghèo, cả nhà sống chen chúc trong căn nhà mái ngói nhỏ hẹp. Trong thôn, không một ai coi cha mẹ cậu ra gì. Cậu và chị gái luôn phải mặc những bộ quần áo người khác vứt đi mà lớn lên.
Có một lần, lớp trưởng phát hiện tiền quỹ lớp bị trộm mất, người đầu tiên bị nghi ngờ và lục soát chính là cậu.
Khi lớn lên, hai người họ nỗ lực vừa học vừa làm và đỗ vào được đại học. Cuối cùng, cậu trở thành ông chủ, còn chị gái làm giáo viên.
Sau khi trở nên giàu có, cậu đã biến căn nhà cấp 4 của mình trở thành tòa nhà 7 tầng kiểu phương Tây. Đó không chỉ là tòa nhà cao nhất trong làng mà còn là niềm kiêu hãnh của cả gia đình. Họ hàng trở nên thân thiết hơn, hàng xóm cũng tự nhiên quan tâm họ nhiều hơn.
Khi không có tiền, họ hàng bạn bè luôn tránh né, thậm chí còn đàm tiếu nói xấu đủ điều. Khi có tiền, bạn bè bằng hữu không ngớt lời ngợi ca, nịnh hót vây quanh bạn.
Sự khác biệt giữa nghèo khổ và giàu có chỉ là tiền, nhưng sự đãi ngộ mà bạn nhận được lại khác một trời một vực. Khi không có tiền bạn mới hiểu được bộ mặt của người đời đáng sợ đến mức nào.
Hình minh họa
Tiền có thể không mua được tình cảm, nhưng trong tình cảm có rất nhiều vấn đề phải giải quyết bằng tiền. Tiền có thể không mua được lòng người, nhưng lòng người thật giả thế nào chỉ có tiền mới phân biệt được.
Không có tiền bạn sẽ không có cảm giác an toàn
Trong bộ phim truyền hình "Khúc ca hạnh phúc" từng rất hot trước đây, có một tình tiết vô cùng thú vị:
Andy giàu có sau khi chia tay với Kỳ Điểm đã một mình đến đảo Phuket nghỉ dưỡng để giải tỏa nỗi buồn. Còn Phàn Thắng Mỹ nghèo khổ ngoài việc trốn trong căn phòng 15 mét vuông và khóc trong đau khổ thì không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ đi nghĩ lại, tiền vẫn thứ đáng tin cậy nhất. Nếu không khi tâm trạng không tốt, bạn chỉ có thể mua một lon bia và túi hạt dưa và ngậm ngùi ngồi khóc bên đường mà thôi.
Khi có tiền, bạn có thể ngâm mình trong làn suối nước nóng, đắp mặt nạ và tận hưởng cuộc sống. Khi có tiền, bạn có thể đến New York khóc, đến London khóc, đến Paris để khóc. Chỉ sợ khi ấy bạn không khóc nổi mà thôi.
Ranh giới giữa nghèo khổ và giàu có không phải chỉ là vật chất, mà còn là sự khác biệt về sự lựa chọn và cảm giác an toàn.
Hình minh họa
Cậu bạn thân Phi Phi của tôi, ngay khi bắt đầu lên đại học đã tự lập nghiệp, chạy đến các chợ buôn lấy quần áo, tự chụp mẫu rồi bán trên mạng. Đến khi tốt nghiệp thì tự mở studio chuyên kinh doanh về sản phẩm thời trang. Vì để chọn được loại vải tốt, chụp được mẫu đẹp, cô đi khắp mọi nơi tham khảo, đâu đâu cũng có mặt.
Bố mẹ cô luôn bảo: "Con gái con đứa, cần gì phải kiếm nhiều tiền, tìm một thằng chồng tốt mới là quan trọng".
Nhưng Phi Phi nào có chịu nghe: "Cuộc sống mà con muốn con sẽ tự kiếm tiền. Nếu mà gặp được đúng người, cho dù anh ấy nghèo khó con vẫn chấp nhận".
Không có tiền chỉ là đả kích nhất thời, còn cảm giác lạnh lẽo của việc mất đi sự an toàn mới cắm sâu vào tiềm thức của con người. Mất đi cảm giác an toàn chưa chắc vì thiếu tiền, nhưng không có tiền chắc chắc sẽ luôn bất an.
Trong bộ phim "Ký sinh trùng" có một câu nói: "Tiền chính là một chiếc bàn là, có thể là phẳng những vết nhăn của cuộc sống."
Vợ chồng cãi nhau, anh em bất hòa, đồng nghiệp khó chịu...tất cả những rắc rối phiền não của cuộc sống hầu hết đều do tiền mà ra.
Có người sẽ hỏi rằng: "Lẽ nào cả đời này đều phải sống nhờ những con số trong thẻ ngân hàng sao?"
Quả thực có thể hiểu, lao lực kiếm tiền sẽ khiến con người ta vô cùng mệt mỏi.
Chủ tịch sáng lập Momself, một nền tảng phát triển dành cho phụ nữ, bà Cuicui từng đưa ra một khái niệm rất thú vị:
"Khi bạn làm việc vất vả, cảm thấy bản thân không thể tiếp tục được nữa, hãy thử học cách tạo động lực cho chính bản thân mình.
Ví dụ khi bạn đi ship đồ ăn vô cùng mệt, bạn có thể tưởng tượng rằng thêm một đơn hàng thì bàn ăn nhà bạn sẽ có thêm một món ngon.
Gặp phải khách hàng khó tính, bạn hãy nghĩ rằng hoàn thành dự án này, ước mơ xây dựng ngôi nhà của mình sẽ không xa nữa. Tiền tuy khô khan, nhưng giá trị mà nó mang đến lại vô cùng hấp dẫn."
Hãy học cách biến vất vả trở thành động lực, nó sẽ khích lệ bạn tiếp tục kiên trì tiến lên phía trước.
Vậy nên, tôi mong bạn hãy sớm nhận ra tầm quan trọng của đồng tiền. Khi bản thân còn khỏe mạnh, hãy cố gắng kiếm tiền. Bởi có được tiền, bạn chắc chắn sẽ có được hạnh phúc.
Doanh nghiệp và tiếp thị