Khi não bị chấn động, cơ thể con người sẽ xảy ra chuyện gì?
Khi bị chấn động não, cơ thể con người có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- 23-07-2023Nghiên cứu khoa học chỉ ra: 3 thời kỳ “vàng” giúp trẻ phát triển não bộ, hiểu rõ để nuôi dạy con thành tài, phần đời về sau cha mẹ được nhàn tênh
- 23-07-2023Nhóm máu nào có tốc độ lão hóa não bộ nhanh nhất? Câu trả lời đầy bất ngờ, người trẻ cần sớm nắm thông minh
- 21-07-2023Đường ảnh hưởng đến não bộ thế nào?
Trên thực tế, bộ não của con người có thể cảm nhận được cơn đau trên khắp cơ thể. Vậy, khi não bị chấn động, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể người?
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi con người có thể gặp phải một số sự cố gây chấn động não. Vậy, chấn động đó nguy hiểm đến mức nào?
Câu trả lời rất phức tạp. Bởi theo các chuyên gia, nó còn tùy thuộc vào cách bộ não phản ứng khi có va chạm xảy ra.
Trên thực tế, não bộ được cấu tạo từ các mô mỡ mềm và có độ đặc giống như thạch. Chúng nằm trong lớp màng bảo vệ và vỏ cứng của hộp sọ. Do đó, cơ quan này thường được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, một cú va chạm đột ngột có thể khiến bộ não dịch chuyển và va vào phần cứng ở bên trong của hộp sọ.
Thế nhưng, không giống như thạch, mô não không đồng nhất. Bởi nó được cấu thành từ một mạng lưới gồm 90 tỷ tế bào thần kinh (neuron) với nhiệm vụ truyền tín hiệu qua những sợi trục dài để giao tiếp khắp não bộ, đồng thời kiểm soát cơ thể chúng ta.
Cấu trúc mỏng manh này khiến tế bào thần kinh dễ bị tổn thương. Do đó, khi xảy ra va chạm, chúng sẽ bị căng ra và thậm chí bị đứt. Điều này không chỉ làm gián đoạn khả năng giao tiếp của chúng mà khi những sợi trục bị đứt bắt đầu thoái hóa, chúng còn giải phóng chất độc làm chết tế bào thần kinh khác.
Chính sự kết hợp của chuỗi sự kiện này đã gây ra một cơn chấn động não. Nhưng tổn thương có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như đau đầu, choáng vàng, hoa mắt, mất thăng bằng, hay thay đổi tâm trạng và hành vi. Thậm chí, chấn động về não còn có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm ở con người.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, mỗi bộ não là khác nhau và điều này giải thích tại sao chấn động não ở mỗi người rất khác nhau. Tuy nhiên, may mắn là phần lớn những chấn động não đều có thể phục hồi và các triệu chứng cũng sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Hơn nữa, nghỉ ngơi nhiều và dần dần hoạt động trở lại để cho phép não tự chữa lành.
Nguy hiểm khôn lường sau khi bị chấn động não
Người bị chấn động não đôi khi có thể trải qua hội chứng sau chấn động não (hay còn gọi là PCS). Cụ thể, những người bị PCS có thể đau đầu dai dẳng, học tập khó khăn và những triệu chứng hành vi có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân của họ trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi bị chấn thương.
Theo các chuyên gia, việc cố gắng vận động sau chấn động não dù chỉ trong vài phút hoặc quay trở lại chơi thể thao quá sớm sau chấn động sẽ làm tăng nguy cớ dẫn tới PCS.
Thậm chí, trong một số trường hợp, chấn động não còn có thể khó chẩn đoán vì những triệu chứng diễn biến chậm theo thời gian. Điều này thường đúng với các tác động nhỏ gây ra bởi những cú va chạm vào đầu với lực nhẹ hơn so với các tác động gây ra chấn động não. Trên thực tế, loại chấn thương này không gây ra những triệu chứng rõ ràng ngay lập tức, nhưng lại có thể dẫn tới thoái hóa não nghiêm trọng theo thời gian, nếu như nó xảy ra liên tục.
Vậy, các cầu thủ bóng đá thường xuyên đánh đầu thì não có bị chấn động không?
Bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI), chúng ta sẽ dần hiểu tác động của việc này lên não. Thực tế phương pháp này cũng cho phép các nhà khoa học tìm thấy những bó sợi trục lớn và xem những tác động nhẹ có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng như thế nào.
Cụ thể, vào năm 2013, bằng cách sử dụng kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những cầu thủ đánh đầu nhiều nhất (khoảng 1.800 lần một năm) đã làm tổn thương tính toàn vẹn cấu trúc của các bó sợi trục. Tổn thương này cũng tương tự như cách một sợi dây bị hỏng khi các sợi riêng lẻ tạo nên nó đã bị đứt.
Kết quả là những cầu thủ đó cũng thể hiện kém hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn. Mặc dù vậy, không có cầu thủ nào bị chấn động mạnh. Những tác đông từ chấn động nhỏ cộng lại sẽ gây ra tổn thương có thể đo lường được theo thời gian.
Các chuyên gia cảnh báo, thực tế sự quá tải của các tác động nhỏ này có liên quan đến một bệnh thoái hóa não, được gọi là chấn thương não mãn tính (hoặc CTE). Đối với những người bị CTE, thay đổi trong tâm trạng và hành vi của họ sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30 hoặc 40, và sau đó là những vấn đề về tư duy, trí nhớ. Trong một số trường hợp, người bị CTE còn có thể dẫn đến mất trí.
Thủ phạm là do một loại protein được gọi là TAU. Protein TAU thường hỗ trợ những ống nhỏ bên trong sợi trục được gọi là vi ống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tác động của những chấn động nhỏ lặp đi lặp lại có thể làm hỏng vi ống. Điều này khiến protein TAU rơi ra và kết tụ lại với nhau.
Những khối kết tụ này làm gián đoạn quá trình truyền tin và giao tiếp giữa những tế bào thần kinh, đồng thời phá vỡ các kết nối trong não. Hơn nữa, một khi các protein TAU này bắt đầu kết tụ với nhau, chúng thúc đẩy nhiều khối hơn hình thành và tiếp tục lan rộng khắp não, ngay cả khi những tác động ban đầu đã dừng lại.
Dữ liệu cũng cho thấy trong số các cầu thủ bóng đá, có ít nhất từ 50% - 80% chấn động não không được báo cáo và không được điều trị. Bởi đôi khi là do rất khó để nhận biết một chấn động não xảy ra ban đầu. Ngoài ra, chấn động nãy khó nhận biết cũng một phần là do áp lực hoặc mong muốn tiếp tục chơi bóng của cầu thủ. Việc này không chỉ làm chậm sự phục hồi mà còn gây nguy hiểm.
Các chuyên gia cảnh báo rằng bộ não của con người không phải bất khả chiến bại. Do đó, nó vẫn cần được bảo vệ khỏi những tổn thương và điều trị sau tổn thương.
Phụ nữ Việt Nam