Khi nhà đầu tư bất động sản bị ép giá
Những người đi "săn đất" trong thời điểm thị trường bất động sản đang tìm cách ép giá các chủ đất non kinh nghiệm.
- 14-09-2022Người bán gặp khó việc ra hàng, liệu từ nay đến cuối năm có khởi sắc sau nới room tín dụng?
- 14-09-2022Sau sốt đất nhiều lô đất giảm giá, nhà đầu tư tháo chạy khỏi bất động sản Quảng Trị
- 14-09-2022Nới room tín dụng phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp
Đang rao bán gấp mảnh đất tại ven Hà Nội, anh Huyên, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, đầu năm 2021, anh mua một mảnh đất tại Thanh Oai, có diện tích 97m2, với giá 3 tỷ đồng, tương ứng 30 triệu đồng/m2. Thời điểm này, hầu hết các khu vực đều đang sốt đất, anh Huyên tự tin chỉ một năm sau có thể lãi tới 40 - 50%.
Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đều đổ vỡ khi bước sang năm 2022, thị trường bất động sản “quay xe” hạ nhiệt. Theo đó, dù đã rao bán suốt 4 tháng nay nhưng mảnh đất của anh vẫn chưa tìm được chủ mới. Dù không bán được nhưng nhà đầu tư này vẫn lo lắng khi bị ép giá sâu.
“Tháng trước, nhiều người thời gian này vị vào cớ đang là tháng ngâu, hạn chế mua bán để được giảm giá. Tuy nhiên, đã hết tháng ngâu, có khoảng 3 - 4 người xem xong yêu cầu thương thảo, họ đưa ra lý do rằng thị trường đang bấp bênh, nên mua vào thời điểm này rất rủi ro phải rẻ hơn thì mới mua. Vì cần tiền gấp lo việc nên tôi cũng đành bán với giá 2,6 tỷ đồng, lỗ 400 triệu đồng”, anh Huyên nói.
Tương tự, anh Quang Tú, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho hay, đầu năm 2022, thấy thị trường bất động sản khắp nơi lên cơn sốt. Trong tay có khoảng 2 tỷ đồng, anh Tú xuống tiền mua một lô đất rộng 102m2 tại Thạch Thất, tương đương gần 20 triệu đồng/m2.
“Trước lúc mua tôi cũng tìm hiểu, khu vực này mấy năm qua giá đã tăng nhiều. Nhưng vì gần Thủ đô nên tôi tự tin xuống tiền. Nhưng mua được vài tháng thị trường bất động sản bắt đầu chững, tôi cũng vội liên hệ môi giới ngỏ ý muốn bán. Môi giới thì nói để thêm cũng không lo, đất chỉ lên làm gì có chuyện xuống giá”, anh Tú kể.
Đến tháng 6, thấy thị trường chưa có diễn biến mới, anh Tú quyết định tìm người mua mảnh đất. Tuy nhiên, thời điểm tháng 7 âm lịch có một số người tới hỏi mua nhưng muốn thương thảo giảm giá sâu.
“Tháng 7 nhiều người cho rằng, tháng cô hồn ngại mua vào thời gian này. Tuy nhiên, mới đây tôi cũng liên hệ lại những người này để mời lại thì họ vẫn muốn giảm khoảng 30% so với giá mua vào. Lý do là thị trường đang chững, mua vào thời điểm này cũng là liều. Tôi đang lưỡng lự nhưng vẫn cứ mời chào thêm”, anh Tú chia sẻ.
Theo anh Thanh Tùng, chủ sản môi giới bất động sản tại Hà Nội, đối với những người mua nhà ở thực sẽ kiêng kỵ tháng 7 âm lịch, nhưng đối với nhà đầu tư mục đích chỉ mua qua bán lại thì sẽ không quá nặng nề vấn đề này.
“Trong mấy năm qua, thị trường bất động sản sôi động, đất đai vẫn được giao dịch bình thường và thậm chí, giá còn liên tục tăng. Tuy nhiên, năm nay do thị trường bất động sản đã chững nên đó chỉ là lý do để giảm giá”, anh Tùng nói.
Anh Tùng cho biết, thời điểm thị trường sôi động hay chững cũng sẽ có những đội nhóm tác động nhằm mua được đất. Thời gian này, dù chưa có ý định mua vào nhưng sẽ vẫn đi khảo giá, sau đó trả giá thật thấp, nếu chủ đồng ý thì sẽ mua được món hời. Còn nếu không mua được cũng làm cho chủ đất non kinh nghiệm cảm thấy chán nản, rất dễ sẽ chốt bán ngay.
“Sẽ do nhu cầu của mỗi người, nếu cần tiền họ có thể sẽ bán lỗ. Còn đối với người mua bằng tiền thật và không cần sử dụng tiền thì có thể để thêm. Bởi, đầu tư bất động sản cần nhiều thời gian và chờ đợi vào chu kỳ. Cùng đó, ngân hàng đã nới room tín dụng, mặc dù không phải hoàn toàn chảy vào bất động sản nhưng cũng là đã có tín hiệu thị trường sẽ tốt hơn trước đó”, anh Tùng nói
Nhịp sống thị trường