Khi nhiều lĩnh vực ghi nhận số việc làm giảm, thì lĩnh vực này lại có số việc làm tăng trong quý 3
Theo báo cáo mới đây của VCSC, thị trường lao động yếu có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ phục hồi của Việt Nam trong quý 4 này. Tỷ lệ thất nghiệp quý 3/2021 đã tăng lên 3,71%, mức cao nhất trong 10 năm qua.
- 01-11-2021PMI tháng 10 tăng mạnh lên ngưỡng trung tính, đạt 52,1 điểm sau 1 tháng mở cửa ở nhiều địa phương
- 01-11-2021Chủ tịch toàn cầu Pacific Land muốn xây trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học tại Việt Nam
- 01-11-2021Khởi công 4 bến cảng container hơn 13.000 tỷ đồng tại Hải Phòng vào đầu năm 2022
Tổng lực lượng lao động quý 3/2021 cũng giảm xuống còn 49,1 triệu người, dẫn đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động xuống 65,6%, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động tại Hà Nội là 2,49%, còn tại TP.HCM lại tăng mạnh lên 9,93%.
Tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng mạnh bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Trong đó, tỷ lệ lực lượng lao động lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng là 62,7%. Các ngành sản xuất, xây dựng và nông, lâm và ngư nghiệp có tỷ lệ lực lượng lao động bị ảnh hưởng lần lượt 53,9% và 25,4 %.
Nguồn: VCSC
Trong khi hai lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đều bị giảm mạnh số việc làm, thì lĩnh vực nông nghiệp lại ghi nhận số việc làm tăng trong quý 3/2021. Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ vẫn là lĩnh vực có số việc làm mất đi nhiều nhất, khoảng 2,31 triệu việc so với quý 2/2021.
Tiếp theo, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận 950.000 số việc làm mất đi. Lĩnh vực nông nghiệp lại tăng thêm 670.000 số việc làm. Theo chuyên gia của VCSC, nguyên nhân khiến việc làm ở lĩnh vực này tăng do người lao động bị mất việc làm ở các tỉnh phía Nam trở về quê và làm các công việc nông nghiệp.
Theo VCSC, sự thiếu hụt mạnh lao động có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất vào đầu quý 4/2021. Hiện nay TP.HCM và các tỉnh thành khác đều đã mở cửa các hoạt động kinh tế trở lại, các chuyên gia cả VCSC kỳ vọng sản xuất sẽ phục hồi vào quý 4/2021.
Khi người lao động trở về quê do lo ngại về việc lây nhiễm dịch Covid-19 và/hoặc bị cách ly, nguồn cung lao động cho thị trường giảm, dẫn đến tình trạng thiếu lao động cho nhiều doanh nghiệp khi mở cửa trở lại.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 17,8% trong số 22.764 doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động. Trong đó, các doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ doanh nghiệp thiếu lao động cao nhất (30,6%). Cụ thể tỷ lệ thiếu hụt lao động tại một số tình thành là Bình Dương (36,9%), Bình Phước (34,4%) và TP.HCM (31,8%).