Kho báu ngoài khơi của Việt Nam được 2/3 thế giới săn đón: Thu hơn 400 triệu USD trong quý 1, Mỹ, Trung Quốc chốt đơn nhiều nhất
Riêng trong tháng 3 mặt hàng này đã thu về hơn 156 triệu USD.
- 27-04-2024Quốc gia có diện tích nhỏ hơn Việt Nam 57 lần bất ngờ đưa dầu thô đến nước ta: Trữ lượng đứng đầu Đông Nam Á, kim ngạch cán mốc 2 tỷ USD
- 25-04-2024Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
- 19-04-2024Việt Nam đang nắm giữ 1/10 kho báu này của thế giới: Trung Quốc giá nào cũng mua, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3 đạt kim ngạch 156 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế quý 1 nước ta thu về từ xuất khẩu cá tra 411 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Trung Quốc và Hong Kong tiếp tục là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam với 112 triệu USD trong quý 1, giảm 22% trong quý 1. Riêng trong tháng 3, xuất khẩu sang thị trường này thu về hơn 36 triệu USD, tăng mạnh 56% so với tháng trước đó. Sự sụt giảm chung trong quý 1 là bởi trong tháng 2, cả nước ta và Trung Quốc đều có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam với 65 triệu USD trong quý 1, tăng 12% so với cùng kỳ. Đáng chú ý riêng trong tháng 3, kim ngạch đạt 31 triệu USD, mức tăng gần gấp đôi so với tháng trước đó và là tháng ghi nhận trị giá xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 6/2023.
Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý đầu năm nay là 1 trong những dấu hiệu khả quan cho năm 2024 với những đơn đặt hàng mới, khi lượng tồn kho tại quốc gia này đang giảm.
Tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 22 triệu USD cá tra sang khối thị trường CPTPP, giảm 8% so với tháng 3/2023. Cũng trong tháng 3, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường ghi nhận tăng trưởng dương bao gồm Brunei, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Chile,... Đáng chú ý, Mexico là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất cá tra trong tháng 3/2024 trong khối, với giá trị nhập khẩu từ Việt Nam là gần 5 triệu USD. Theo sau đó là Nhật Bản với hơn 4 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 129% so với tháng trước đó. Tổng kết quý 1, CPTPP tiêu thụ hơn 59 triệu USD cá tra Việt, tăng 8% so với cùng kỳ.
Cá tra được mệnh danh là kho báu ngoài khơi của Việt Nam bởi mang lại kim ngạch tỷ USD mỗi năm. Đây là loài cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, ngày càng được nhiều quốc gia ưa chuộng vì sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ. Tính tới nay, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.
Năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700 ha, bằng 98% so với năm 2022; sản lượng đạt 1,71 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2022 (1,7 triệu tấn) cho thấy năng suất nuôi cá tra ngày càng được cải thiện.
Sự phổ biến của cá tra và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đưa cá tra đi khắp Năm châu, đã giúp cho ngành này mang về nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm. Với kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 – 2,4 tỷ USD/năm, riêng con cá tra đã chiếm 16-26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Các thị trường và nhóm thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam gồm: Trung Quốc và Hongkong, Mỹ, CPTPP, EU, ASEAN, Trung Đông, Mexico, Brazil, Anh và Nga. Số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2020 có 320 doanh nghiệp cá tra, năm 2021 tăng lên 380, năm 2022 là 435 và năm 2023 số doanh nghiệp đạt 434.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn
- Từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hạt điều từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana?