MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Kho báu' trên đất liền, 4 tháng thu 21 tỷ USD, được EU, Mỹ săn đón nhiệt tình

23-05-2024 - 15:06 PM | Thị trường

Bốn tháng đầu 2024, xuất khẩu mặt hàng này đạt 21,6 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, tác động lan tỏa đến phát triển các ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, nâng cao trình độ sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Đồng thời, tăng trưởng kim ngạch trong xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, tính chung bốn tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,6 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng cao nhất trong nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu) và chiếm trên 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2024.

'Kho báu' trên đất liền, 4 tháng thu 21 tỷ USD, được EU, Mỹ săn đón nhiệt tình- Ảnh 1.

Điện tử, máy tính và linh kiện trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Năm 2023, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ nhất trong 7 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam là: điện tử, máy tính và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 52,4 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 43,1 tỷ USD; dệt may đạt 33,3 tỷ USD; giầy dép đạt 20,2 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,5 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 14,2 tỷ USD.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2023, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, lần lượt các năm là: Năm 2011 tăng 29,9%; năm 2012 tăng 68,4%; năm 2013 tăng 35,5%; năm 2014 tăng 7,5%; năm 2015 tăng 36,5%; năm 2016 tăng 21,5%; năm 2017 tăng 38,6%; năm 2018 tăng 12,5%; năm 2019 và năm 2020 cùng tăng 22,8%; năm 2021 tăng 13,5%; năm 2022 tăng 9,7% và năm 2023 ước tính tăng 3,2%.

Bình quân cả giai đoạn 2011-2023 tăng 23,8%. Tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này vượt lên trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn nhất của Việt Nam vào năm 2023 (đạt 57,3 tỷ USD, vượt qua điện thoại và linh kiện đạt 52,4 tỷ USD).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng.

Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, cơ cấu xuất khẩu sản phẩm điện tử có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm.

Tuy nhiên, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.

Theo Dy Khoa

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên