Khó tìm nhà đầu tư cho sân bay Phan Thiết
Mới đây, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận năm 2022, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết dự án sân bay Phan Thiết được nâng tầm thành dự án Cảng Hàng không Phan Thiết, với sân bay cấp 4E sẽ có đường băng tiếp nhận tất cả các loại máy bay lớn nhất hiện nay.
- 31-08-2022Sân bay Phan Thiết sẽ hoạt động từ cuối năm 2023
- 10-03-2022BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết tăng sức hút theo tiến độ cao tốc, sân bay
- 05-11-2021Sân bay Phan Thiết nâng tổng mức đầu tư 3.800 tỷ, bàn giao mặt bằng
Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui nâng cấp quy mô sân bay, tỉnh Bình Thuận cũng đang đau đầu để tìm nhà đầu tư phù hợp. Trước đây, hạng mục dân sự cấp 4C của sân bay Phan Thiết do Tập đoàn Rạng Đông làm nhà đầu tư theo hình thức BOT với mức vốn 1.693,7 tỉ đồng. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nâng cấp từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E, tỉnh Bình Thuận cũng buộc phải lựa chọn nhà đầu tư khác để phù hợp quy mô của Cảng Hàng không Phan Thiết.
Phối cảnh Cảng Hàng không Phan Thiết
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, hiện các hạng mục phần quân sự tại Cảng Hàng không Phan Thiết đang xúc tiến xây dựng và dự kiến đến ngày 30-9 năm nay sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, nếu phần quân sự thi công xong nhưng hạng mục dân sự tại sân bay chưa hoàn thành thì sẽ rất khó khăn cho hoạt động bay tại dự án.
Dự án Cảng Hàng không Phan Thiết tọa lạc tại xã Thiện Nghiệp (TP Phan Thiết), được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch vào năm 2013 với tính chất sân bay dân dụng và quân sự kết hợp. Quá trình triển khai thực hiện, dự án được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương nâng cấp sân bay từ cấp 4C lên 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400 m lên 3.050 m, nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư tăng từ 1.693,7 tỉ đồng lên hơn 4.800 tỉ đồng.
Người lao động