Khoa học chỉ ra 5 dấu hiệu dự đoán khả năng sống thọ: Có cách kiểm tra chỉ tốn 10 giây nhưng hiệu quả không ngờ
Nghiên cứu thói quen sinh hoạt và đặc điểm trên cơ thể giúp các nhà khoa học dự đoán được tuổi thọ của một người.
- 05-08-2023Nhà đầu tư 99 tuổi tiết lộ cách lật ngược ván bài cuộc đời: Càng nghèo, ít quan hệ, càng phải làm 3 việc này
- 03-08-2023Nữ kế toán bị lừa chuyển khoản 7 tỷ đồng chỉ sau một cuộc điện thoại: Thủ đoạn quen thuộc, vì sao vẫn nhiều người 'sập bẫy'?
- 02-08-2023Cha mẹ càng 'lười' 3 việc này, con lớn lên càng có triển vọng, tương lai giàu sụ, không phải lo nghĩ
Một trong những ẩn số mọi người luôn muốn biết chính là tuổi thọ của bản thân. Bạn có thể từng nhiều lần nghe đến những thông tin như thói quen vận động hàng ngày, suy nghĩ tích cực và ăn uống lạnh mạnh có thể giúp bạn sống lâu hơn. Bên cạnh đó nếu bạn tò mò về việc mình có thể sống thọ hay không thì khoa học cũng có một vài dấu hiệu cụ thể để dự đoán.
1. Số bước đi bộ mỗi ngày
Đi bộ là hoạt động được chứng minh tốt cho cả cơ thể lẫn tâm trí. “10.000 bước mỗi ngày” là mục tiêu được nhiều người đặt ra để khỏe mạnh hơn. Trên thực tế, theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA International Medicine , bạn không cần phải đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để sống thọ hơn.
Hơn 16.700 phụ nữ có độ tuổi trung bình 72 đã tham gia nghiên cứu và họ được đo lượng bước đi mỗi tuần. Kết quả là trong thời gian theo dõi 4,3 năm, những người đi trung bình 4.400 bước giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong so với những phụ nữ không hoạt động thể chất nhiều và chỉ đi được khoảng 2.700 bước mỗi ngày. Người càng đi bộ càng nhiều tỷ lệ tử vong càng giảm, cứ mỗi 2.000 bước khi đi bộ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm sẽ giảm 10%.
2. Sức khỏe răng miệng
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Mỹ cho thấy sức khỏe răng miệng là một yếu tố dự báo khả năng sống thọ. Nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Nhật Toshinobu Hirotomi cũng chỉ ra ghi nhận những người có dưới 19 chiếc răng có nguy cơ tử vong trong 5 năm gấp đôi so với những người có 20 chiếc răng trở lên. Kết quả dựa trên nghiên cứu từ hơn 500 người trong độ tuổi 70.
Trong khi đó những người có sức khỏe răng miệng kém có khả năng mắc nhiều bệnh mãn tính bởi vi khuẩn trong miệng và tình trạng viêm nướu răng nghiêm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, tắc động mạnh và đột quỵ, viêm phổi,... Các bệnh bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, đau tim và đột quỵ đều trở nên trầm trọng hơn do vệ sinh răng miệng kém. Rụng răng đột ngột, nhanh chóng cũng là dấu hiệu của ung thư miệng.
3. Giữ thăng bằng bằng 1 chân trong 10 giây
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh tiết lộ rằng những người ở độ tuổi trung niên không thể giữ thăng bằng trên một chân trong 10 giây có thể có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trong vòng 10 năm so với những người có thể giữ thăng bằng.
Nghiên cứu đã xem xét 1.700 người tham gia trong độ tuổi từ 51 đến 75. Những tình nguyện viên được yêu cầu đứng bằng một chân, chân còn lại co lên, 2 cánh tay ở 2 bên cơ thể trong 10 giây mà không cần thêm sự trợ giúp. Mỗi người tham gia được thử 3 lần và ⅕ số tình nguyện viên không thể hoàn thành. Khả năng thất bại trong “bài kiểm tra thăng bằng” này tăng cao dần theo tuổi tác.
4. Thói quen ngáy
Ngáy là dấu hiệu chính của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một chứng rối loạn khiến bạn ngừng thở trong thời gian ngắn do mô cổ họng xẹp xuống và chặn đường thở của bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể ngáy 60 đến 70 lần mỗi giờ.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra huyết áp cao, các vấn đề về trí nhớ, tăng cân và trầm cảm. Theo NBC News, một nghiên cứu kéo dài 18 năm cho thấy những người không bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có khả năng sống lâu hơn gấp 3 lần so với những người bị ngưng thở nặng.
5. Thời gian chạy
Các nhà khoa học ở California (Mỹ) phát hiện ra rằng những người trung niên chạy 40 phút/ngày, tương đương 5 giờ/tuần sống lâu và hoạt động thể chất cũng như nhận thức tốt hơn so với người không chạy bộ. Thời gian theo dõi người tham gia nghiên cứu kéo dài 21 năm.
Tác giả nghiên cứu, trợ lý giáo sư tại Đại học Stanford Eliza Chakravarty, cho biết: “Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những người chạy bộ không chỉ ít mắc bệnh tim hơn mà họ còn ít mắc bệnh ung thư, bệnh thần kinh và nhiễm trùng hơn. Vận động giúp hệ miễn dịch trẻ. Nếu bạn không thích chạy bộ, hãy tìm một hoạt động khác để vận động 20 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe”.
Theo NBC News, Eat this
Trí Thức Trẻ