Khoa học chỉ ra 5 tính cách quyết định khả năng làm giàu của con người: Không có cũng chớ vội bi quan, thay đổi được thứ này như Mark Zuckerberg thì "còn nước còn tát"
Bạn sở hữu bao nhiêu tính cách cần thiết để trở thành người giàu?
- 28-06-2021Kiên trì đúng 2 chữ, người đàn ông bỏ học giữa chừng trở nên giàu có, con cháu nhiều đời đều ăn nên làm ra
- 28-06-2021Thêm một MC VTV kết hôn với CEO giàu có, danh tính của chú rể khiến ai cũng nể phục: Hóa ra là người "gồng gánh" thị trường xuất nhập khẩu gần 20 năm qua
- 28-06-2021Vì sao những người hạnh phúc thường kiếm được nhiều tiền và dễ dàng trở nên giàu có hơn?
"Sự giàu có không nằm ở việc bạn sở hữu khối tài sản lớn, mà nằm ở việc bạn có thứ mà rất ít người muốn", nhà hiền triết Epictetus từng nói.
Đó là một nhận định vô cùng khôn ngoan, nhưng chẳng đủ để ngăn cản con người khát khao làm giàu. Dù mỗi người có một định nghĩa khác nhau về thành công, hầu hết chúng ta đều đồng tình ở một mức độ nào đó rằng có những yếu tố nhất định làm nên sự giàu có.
Vậy làm thế nào để chúng ta kiếm được nhiều tiền? Khoa học cho biết, câu trả lời không chỉ nằm ở việc bạn làm giàu bằng cách gì, mà còn phụ thuộc vào việc bạn là ai. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Anh năm 2018, người giàu thực sự khác biệt so với số đông.
Đặc biệt, họ sở hữu những nét tính cách đặc trưng không phải ai sinh ra đã có.
Bạn sở hữu những nét tích cách nào dưới đây để thành công?
Hướng ngoại: Điều này không có gì ngạc nhiên cả. Chẳng ai có thể tự mình thành công, do đó khả năng giao lưu với người khác để xây dựng mối quan hệ, hình thành động lực và được truyền cảm hứng và kết nối chân thành là cực kỳ quan trọng.
Chu đáo: Họ biết đưa ra những quyết định khôn ngoan, không tự mãn, tập trung vào mục tiêu lâu dài. Họ làm những việc cần thiết thay vì những việc mình mong muốn. Họ cũng rất biết cách chọn bạn đời. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lấy được vợ/chồng chu đáo thường kiếm nhiều tiền hơn, thăng tiến nhanh và hài lòng hơn với công việc.
Tâm lý ổn định: Luôn giữ được sự bình tĩnh và sáng suốt, họ có khả năng hoàn thành mục tiêu lâu dài một cách "chậm mà chắc".
Ít bị kích động: Khi phải đối mặt với khó khăn hay bất lợi, họ không vội vàng phản ứng theo một tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, ủ dột,… Theo các nhà tâm lý học, người có nhiều cảm xúc tiêu cực này sẽ khó thành công.
Tự kiêu: Nhiều người tưởng đây là một nét tích cách xấu, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Nhà tâm lý học Adam Grant cho biết, những người "tự kiêu một cách khiêm tốn" đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho thành công của chính mình, đồng thời hiểu rằng những thành quả vĩ đại luôn là kết quả từ nỗ lực chung của tập thể.
Chính điều này đã tạo nên tư duy thành công: Tin rằng mình có thể đạt được những điều lớn lao, họ sẽ dám đi những bước đầu tiên; biết mình cần người khác để hỗ trợ, họ sẽ sớm hoàn thành mục tiêu.
Tựu trung lại, các nhà nghiên cứu đã kết luận: Nghiên cứu tính cách trên cả lý thuyết lẫn thực tế đều cho thấy những cá nhân thành công vượt trội thường tập hợp thành một nhóm có tính cách hướng ngoài, chu đáo, tâm lý ổn định, tự kiêu và có khả năng kiểm soát cao.
Tính cách không thể thay đổi được, nhưng hành vi thì có
Rõ ràng, tính cách có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của một cá nhân. Những người có biết cách làm việc cùng người khác trong thời gian dài, biệt đặt thành công ngắn hạn và thất bại ở đúng vị trí của nó, biết tự tin vào chính mình nhờ nỗ lực, sự kiên trì và ý chí cứng cỏi, sẽ kiểm soát được kết quả cuối cùng.
Nếu bạn không có những nét tính cách trên, cũng đừng lo mình sẽ thất bại. Bạn không thể thay đổi tính cách của mình chỉ sau một đêm, và cũng không cần làm vậy. Điều bạn nên làm là điều chỉnh lại một vài hành vi của mình.
Chẳng hạn, người giàu thường khá hướng ngoại. Nếu bạn là người hướng nội, hãy thử học tập một vài thói quen của người "hướng ngoại", chẳng hạn như chủ động tìm cách hợp tác với người khác, làm việc nhóm, hoặc tốt nhất là cộng tác với chính người hướng ngoại.
Steve Jobs là người hướng ngoại và Steve Wozniak là người hướng nội. Thế nhưng, cả hai đã hợp tác ăn ý để tạo nên Apple. Điều tương tự cũng xảy ra với cặp đôi quản lý của Facebook – Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg. Ông chủ Facebook nổi tiếng là nhát người, hay lo lắng, trong khi nữ đồng nghiệp của Zuckerberg lại rất cởi mở, thẳng thắn và chủ động.
Steve Jobs và Steve Wozniak
Nếu bạn là người hay đưa ra những quyết định mang tính cảm xúc, chẳng hạn quá lo lắng về những tổn thất tiềm tàng, đó là điều hết sức bình thường. Một nghiên cứu được tiến thành bởi nhà tâm lý học kiêm nhà kinh tế học Daniel Kahneman cho thấy, thua lỗ ảnh hưởng đến con người gấp 2 lần so với trúng mánh.
Thua lỗ nghĩa là phải từ bỏ thứ gì đó mình thực sự có, còn không trúng mánh chỉ đơn giản là từ bỏ một thứ trên lý thuyết, chưa có trong tay. Nghe thì rất hợp lý, nhưng không phải ai cũng nghĩ được như vậy. Con người thường có xu hướng nghĩ quá nhiều về những thứ mình có thể mất.
Bạn quyết định từ chối một sự kiện vì không muốn "mất" 1 tiếng đồng hồ quý giá của mình, nhưng biết đâu bạn lại gặp được đối tác hợp cạ? Bạn không muốn đầu tư thêm 10.000 USD cho công ty, nhưng biết đâu khoản tiền này lại cho phép tạo ra một dòng sản phẩm có thể đem lại lợi nhuận?
Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg
Thất bại, nếu có xảy ra, cũng có thể vượt qua được. Còn nếu không dám làm gì vì lo sợ, bạn sẽ mãi chẳng có gì trong tay. Thay vì tìm cách thay đổi tích cách, hãy thử thay đổi hành vi của chính mình. Bạn phải đặt nỗi sợ qua một bên, nắm lấy bất cức cơ hội nào hiện diện phía trước mặt.
Dù "thua lỗ", bạn cũng sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Dù không thể kiếm được nhiều tiên, bạn vẫn là một người "giàu có".
Thái độ làm nên hành vi, nhưng hành vi – và những kết quả do hành vi mang lại – mới là điều chi phối tính cách mỗi người.
(Theo Inc.)