Khoa học chứng minh: Làm càng hăng chơi càng "nhiệt"
Một giáo sư sinh học của Đại học Queen đã công bố một nghiên cứu chứng minh rằng có mối tương quan giữa “làm nhiều” và “chơi nhiều”.
- 04-07-2016Vì sao cứ tới buổi chiều là buồn ngủ?
- 03-07-20165 sai lầm thường gặp phá tan giấc ngủ ngon của bạn
- 02-07-2016Ngủ mơ có hại cho sức khỏe không?
- 28-06-2016Vì sao nên vừa đắp chăn vừa bật điều hòa khi ngủ?
Cấp trên của bạn có thể vẫn luôn tự thuyết phục rằng chính mình là người nghĩ ra câu “làm nhiều, chơi nhiều”. Sự thật là câu nói này đã xuất hiện từ năm 1827, khi có một người (theo đồn đoán tên là Giles O’Sullivan) thường muốn cày thêm một vài mảnh ruộng nữa trước khi đắm mình trong thứ rượu whiskey hảo hạng tự mình chưng cất.
Nhưng bất chấp lịch sử lâu dài như vậy, vẫn chưa có một ai chứng minh được suy nghĩ có vẻ hợp lý này thực sự tồn tại.
Giáo sư Lonnie Aarssen đến từ Đại học Queen (Ontario, Canada) đã công bố một nghiên cứu , và lần đầu tiên cung cấp được những luận cứ thực tiễn mạnh mẽ chứng minh sự tương quan giữa hai khái niệm mà ông gọi là “động lực di sản” và “động lực tiêu khiển”.
Khi tiến hành khảo sát 1400 sinh viên tại đại học Queen, Aarssen và sinh viên trợ giúp Laura Crimi đã yêu cầu những người tham gia cung cấp thông tin cá nhân của mình như tuổi, giới tính, tôn giáo và nền tảng văn hóa. Sau đó họ đặt ra một loạt các câu hỏi để xác định mức độ quan tâm của người tham gia đối với tôn giáo, tư cách làm cha mẹ, thành quả công việc hoặc sự nổi tiếng và nghỉ ngơi giải trí.
Trong khi mức độ tương quan giữa hầu hết các yếu tố đều không có gì nổi bật, thì mối tương quan giữa các hoạt động lao động và giải trí. Thật vậy, có 3 tuýp người nổi bật trong nghiên cứu khoa học này: những người thờ ơ với các ý niệm về tư cách làm cha mẹ, tôn giáo, công việc và giải trí; những người rất quan tâm đến tôn giáo và tư cách làm cha mẹ nhưng không quan tâm lắm đến thành quả công việc và giải trí. Tuýp người thứ 3 chỉ quan tâm đến công việc và các hoạt động giải trí mà thôi (tất nhiên họ cũng có quan tâm chút ít đến gia đình và tôn giáo).
Aarssen, một chuyên gia về sinh học, cho rằng mối tương quan này được hình thành nhằm phục vụ mục đích tiến hóa của loài người – về cơ bản, đó là phương tiện để đẩy sự chú ý của chúng ta ra xa kết cục cuối cùng là sự chết của con người.
“Chúng ta, không như các loài động vật khác, có ý thức và rất lo lắng về sự tồn tại hữu hạn của mình”, Aarssen cho biết, “Động lực di sản và động lực giải trí có thể giải thích cho mối lo này… và vì thế làm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có đối với thành công của con người”.
Do đó, về cơ bản, đừng quá đắm chìm vào công việc và cũng đừng hưởng thụ thái quá vì chúng có thể dẫn đến một vấn đề khác mà bạn chắc chắn là rất lo ngại: chết sớm.
Trí thức trẻ/CafeBiz