Khoa học lý giải vì sao chúng ta luôn muốn theo đuổi những điều không thể có
Không nhiều thì ít, chắc chắn đã có những thời điểm bạn tự hỏi vì sao mình lại mải mê theo đuổi một điều gì đó đến thế, mặc cho điều đó có thể chẳng bao giờ xảy ra. Đó có thể là chuyện công việc, hay cũng có thể là chuyện tình cảm, khi theo đuổi một người nào đó bạn thích.
- 05-06-2018Đồng sáng lập startup tỷ đô Airbnb: Khởi nghiệp thì đừng mơ mộng đến thứ cao siêu, nhiệt huyết là điều quyết định thành công của bạn
- 03-06-2018Không cần lao tâm khổ tứ quá nhiều, chỉ cần thực hiện được 3 điều người thành công vẫn làm mỗi ngày, bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu
- 02-06-2018Chia sẻ bất ngờ của tỷ phú Mark Cuban: Thành công là kết quả của một nửa may mắn và một nửa kiên trì
Bạn có thể làm mọi việc để theo đuổi người đó, từ những lần gặp gỡ tình cờ đến những tin nhắn và cuộc gọi làm phiền suốt ngày. Chúng ta có xu hướng kiên trì một cách kỳ lạ với những điều không thể, vào những người không bao giờ đáp lại tình cảm của chúng ta. Đó có đơn thuần xuất phát từ ham muốn chinh phục mọi thứ hay không? Các chuyên gia tâm lý sẽ cho bạn câu trả lời.
Chúng ta đặt nhiều kỳ vọng vào những người bận rộn
Hay chính xác hơn, chúng ta có xu hướng đề cao những người “phớt lờ” tình cảm của chúng ta, theo Erika Ettin, người sáng lập trang web hẹn hò A Little Nudge. “Người kia càng phớt lờ bạn thì bạn lại càng cảm thấy họ có ‘giá trị’. Và bạn sẽ tìm đủ mọi cách để xứng tầm với họ, để sự xuất hiện của mình ‘đáng giá’ hơn”.
Điều này dẫn đến một tư duy sai lầm khác, đó là đề cao một người vượt quá những giá trị thực sự của họ. Ví dụ như khi họ bận rộn không thể trả lời bạn, não bộ của chúng ta sẽ tự cho rằng họ đang dành thời gian cho những người khác giá trị hơn. Và điều này sẽ thúc đẩy bạn phải thực hiện hành động nào đó để giành lại sự chú ý của người đó.
Trong thực tế, Ettin nói rằng điều này khiến chúng ta tự hạ thấp bản thân mình so với người khác. Nhưng thực ra là nếu một người không thành thật với bạn (về cảm xúc, về sự bận rộn, về lý do người đó phớt lờ bạn) thì đơn giản là họ không xứng đáng để bạn tốn nhiều thời gian hơn nữa.
Không may là không nhiều người ‘lĩnh hội’ được điều này. Cơ thể chúng ta tự tiết ra một loại hoormone hạnh phúc tên là dopamine, nó sẽ khiến bạn cảm thấy phấn chấn và háo hức hơn khi gặp người mình “thầm thương trộm nhớ”. Giống như một chất gây nghiện, loại hoormone này khiến chúng ta thèm muốn sự chú ý từ người đó, và chúng ta cứ cố gắng hơn nữa để giành được sự chú ý của họ.
Não bộ của chúng ta dễ bị “dẫn dắt”
Não bộ chúng ta yêu thích những sự bất ngờ vì chúng ta kỳ vọng vào ‘phần thưởng’ có thể đến bất cứ lúc nào. Đó là khi người nào đó chủ động nhắn tin hay gọi điện cho bạn, vì họ biết bạn nhất định sẽ nhấc máy. Nhưng bạn thì lại cho rằng họ đang đáp trả lại tình cảm của bạn, trong khi thực chất những người như vậy không hề muốn rơi vào một mối quan hệ ràng buộc. Họ để cho bạn những mẩu bánh mì để bạn chạy theo, nhưng họ chẳng bao giờ muốn đưa cho bạn cả chiếc bánh đâu.
Dopamine trong máu khiến bạn cảm thấy hạnh phúc ngay cả từ những điều nhỏ nhặt nhất mà người kia làm cho bạn. Và mặc dù có đôi chút lo lắng, bồn chồn nhưng tựu chung lại, những điều đó đối với bạn đều “đáng giá”.
Tất nhiên, sự xuất hiện của dopamine trong cảm xúc sẽ giúp cuộc sống tinh thần của bạn phong phú hơn rất nhiều. Nhưng nếu có thể, đừng để nó chi phối cảm xúc quá nhiều. Hãy tập trung thời gian và năng lượng vào những thứ bạn đang có hơn là những thứ chưa có/không có. Vì nếu may mắn thì bạn sẽ có một “happy-ending” nhưng nếu không thì đó sẽ là một cú trượt dốc đáng quan ngại đấy.
Business Insider