MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khoảnh khắc người phụ nữ bị đột quỵ dù 30 giây trước vẫn đi lại bình thường: Vì sao đột quỵ lại gây tử vong nhanh đến vậy?

12-12-2021 - 16:02 PM | Sống

Khoảnh khắc người phụ nữ bị đột quỵ dù 30 giây trước vẫn đi lại bình thường: Vì sao đột quỵ lại gây tử vong nhanh đến vậy?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Cư dân mạng đang truyền tay nhau một đoạn clip dài 40 giây, ghi lại khoảnh khắc một người phụ nữ đang đi lại dưới sảnh một tòa nhà, tuy nhiên khi chị dừng lại chờ thang máy chưa được bao lâu thì bị đột quỵ , ngã khuỵu xuống đất.

Bên dưới bài đăng, nhiều cộng đồng mạng bày tỏ rất nhiều nỗi lo lắng cho tính mạng của người phụ nữ trên. Bên cạnh đó, có không ít người chia sẻ rằng bản thân thật sự sợ hãi trước căn bệnh đột quỵ, bởi 30 giây trước người phụ nữ trên còn bước đi rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nửa giây sau cơn đột quỵ đã xảy ra.

Đột quỵ có thể gây tử vong nhanh

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Các chuyên gia y tế cho hay, đột quỵ có tỷ lệ tử vong rất cao. Hoặc, có thể khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, điếc, méo mồm, nặng có thể liệt nửa người hoặc toàn thân. Trong trường hợp nhồi máu não xảy ra ở động mạch não giữa, động mạch cảnh trong gây tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Thời gian "vàng" cho bệnh đột quỵ là 3-6 giờ sau cơn đột quỵ, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

Khoảnh khắc người phụ nữ bị đột quỵ dù 30 giây trước vẫn đi lại bình thường: Vì sao đột quỵ lại gây tử vong nhanh đến vậy? - Ảnh 1.

Cách kiểm tra một người có sắp bị đột quỵ hay không

Trước khi cơn đột quỵ diễn ra, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

- Cơ thể mệt mỏi, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười méo mó, cảm thấy không còn sức lực…

- Cử động khó, không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể…

- Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.

Khoảnh khắc người phụ nữ bị đột quỵ dù 30 giây trước vẫn đi lại bình thường: Vì sao đột quỵ lại gây tử vong nhanh đến vậy? - Ảnh 2.

Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng…

- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ chúng ta nên can thiệp như thế nào?

Việc di chuyển bệnh nhân đột quỵ không đúng cách có thể sẽ khiến chấn thương thêm nghiêm trọng, tăng nguy cơ liệt, tử vong. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ rơi người bệnh mà cần xử trí như sau:

- Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Để họ nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.

- Nếu bệnh nhân bị bất tỉnh: Người xung quanh cần đỡ, tránh cho họ khỏi ngã. Tốt nhất chúng ta nên để bệnh nhân nằm nghiêng, giúp họ không hít phải chất nôn, đờm, làm thông thoáng đường thở.

Khoảnh khắc người phụ nữ bị đột quỵ dù 30 giây trước vẫn đi lại bình thường: Vì sao đột quỵ lại gây tử vong nhanh đến vậy? - Ảnh 3.

Việc di chuyển bệnh nhân đột quỵ không đúng cách có thể sẽ khiến chấn thương thêm nghiêm trọng, tăng nguy cơ liệt, tử vong.

- Trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ vào thời gian nửa đêm về sáng, nhiệt độ xuống thấp: Người thân cần đưa bệnh nhân vào phòng ấm, đắp chăn, đồng thời gọi ngay xe cấp cứu để nhân viên y tế hỗ trợ.

Nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ bao gồm bệnh nhân mắc bệnh van tim, van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, tăng huyết áp, người bị rối loạn lipid máu, có nguy cơ vữa xơ động mạch, người thừa cân, béo phì; người có tiền sử đột quỵ...

Theo Đậu Đậu

Nhịp sống Việt

Trở lên trên