MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, 'hẹn giờ' Đại Hồng thủy chết chóc

18-08-2020 - 22:14 PM | Sống

Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên 7 mét vào năm 3000. Và nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu.

Một nghiên cứu tại Đại học ang Ohio (Mỹ) vừa được đăng tải trên tạp chí Nature, cho biết lượng tuyết thường bổ sung cho các sông băng của Greenland mỗi năm không còn theo kịp tốc độ băng tan. Điều đó có nghĩa là dải băng Greenland - khối băng lớn thứ hai thế giới - sẽ tiếp tục tan chảy ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu ngừng tăng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học của đại học Ohio đã xem xét dữ liệu vệ tinh hàng tháng trong 4 thập kỷ của hơn 200 sông băng lớn đang đổ ra đại dương trên khắp Greenland.

Michalea King, tác giả chính của nghiên cứu hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Địa cực thuộc Đại học bang Ohio, Mỹ cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng lượng băng tan vào nước biển vượt xa lượng tuyết tích tụ trên bề mặt băng”.

Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, hẹn giờ Đại Hồng thủy chết chóc - Ảnh 1.
Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, hẹn giờ Đại Hồng thủy chết chóc - Ảnh 2.

Băng tan ở bờ biển tây bắc Greenland.

Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên đến 7 mét vào năm 3.000. Nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu. 40% số người Mỹ sinh sống ở các vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng.

Có rất nhiều khu vực, đặc biệt là ở Florida, nơi nước biển chỉ dâng lên 1m cũng sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất hiện có”, King nói. “Và điều đó càng trầm trọng hơn khi có bão, lốc xoáy và những thứ tương tự, khiến cho mực nước biển dâng cao đột biến so với đường cơ sở”.

Dải băng Greenland, hay khối băng khổng lồ bao phủ khoảng 80% bề mặt của Greenland, đổ hơn 280 tỷ tấn băng tan vào đại dương mỗi năm, là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mực nước biển toàn cầu.

“Ngay cả khi khí hậu không thay đổi và thậm chí lạnh hơn một chút, tảng băng vẫn sẽ tan bớt và giảm khối lượng.”, Ian Howat, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Bang Ohio, cho biết, theo CNN.

Greenland đã đổ một lượng băng và nước lớn chưa từng có vào đại dương vào mùa hè năm 2019, khi một đợt nóng từ châu Âu tràn vào hòn đảo này. 55 tỷ tấn băng đã tan sạch chỉ trong vòng 5 ngày – đủ để nhấn chìm bang Florida trong biển nước.

Sự tan chảy của dải băng Greenland chỉ là một trong số những cảnh báo về hệ lụy của sự biến đổi khí hậu. Hiện tượng nóng lên toàn cầu cùng với những hoạt động của con người dẫn đến tình trạng tương tự như Greenland ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

Ở Bắc Cực, băng tan làm lộ ra lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Nếu sự ấm lên của Trái đất làm tan lớp đất này, sẽ giải phóng khí nhà kính cực mạnh.

Theo CNN

Theo Bảo Anh

TPO

Trở lên trên