Khởi nghiệp không có kiến thức giống như cược cả gia tài vào canh bạc giả: Không trù liệu được những được - mất, xin bạn đừng "chơi lớn"
Một trận đánh hay là một trận đánh bạn giữ thế chủ động, nhìn thấu được những được - mất!
- 19-04-2019Đây là vị "cá mập vàng" của Shark Tank Việt Nam: Cam kết 9 thì đã giải ngân 8 thương vụ, hứa rót vốn 15 tỷ thì "lỡ tay" rót hẳn 100 tỷ
- 19-04-2019Bị nghi ngờ khả năng lãnh đạo vì cái bóng quá lớn của Steve Jobs, Tim Cook đã khiến những người chê bai mình “muối mặt” khi tìm ra điểm mấu chốt này, nghiễm nhiên trở thành huyền thoại mới của Apple
- 18-04-2019Thay dáng vẻ, đổi cuộc đời: Bạn tỏ ra thế nào, người khác sẽ đối xử với bạn thế ấy, mạnh mẽ và tự tin là một quy tắc cơ bản để trở nên giàu có!
Khởi nghiệp thất bại đa số là những người không có nhiều tiền và hiếu thắng.
Khởi nghiệp tốn rất nhiều tiền nhưng ngân sách dành cho khởi nghiệp lại quá ít. Bạn đi làm thuê được 10 năm tiết kiệm được khoảng 200 triệu, với bạn là số tiền lớn nhưng đầu tư để kinh doanh riêng chỉ như muối bỏ biển. Đa phần, những người khởi nghiệp lần đầu thường không có nhiều tiền, có người chẳng có một xu trong tay. Nếu dự án của bạn đủ hấp dẫn, chắc chắn nhà đầu tư "cá mập" sẽ bu đến, nhưng 90% ý tưởng khởi nghiệp đều nhạt nhẽo và không mang tính khả thi nên không một ai đầu tư cho bạn. Với start up, tiền là máu không có nó dự án sẽ chết yểu.
Nếu không có tiền thì bạn làm gì?
Bạn sẽ đi vay đúng không? Vay bạn bè, các mối quan hệ sẽ rất khó nên bạn sẽ cầm sổ đỏ của gia đình để vay ngân hàng. Đó là rủi ro rất lớn, các chuyên gia kinh tế đã thống kê: 95% start up là thất bại.
Không có tiền thì làm liều, lại thêm tính hiếu thắng nữa nên làm ăn trong trạng thái này cực kỳ nguy hiểm. Hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Dễ dàng thấy, hiếu thắng trong khởi nghiệp là:
- Luôn cho ý tưởng kinh doanh của mình là nhất, không đơn vị nào có thể cạnh tranh
- Cái tôi quá lớn nên không lắng nghe ý kiến của cộng sự
- Thiếu sự va chạm xã hội gặp khó khăn trong giao tiếp với khách hàng…
- Không nhìn ra cái sai của bản thân nên không dự đoán được rủi ro kinh doanh
Hiếu thắng trong sự khôn ngoan còn chưa chắc nắm được phần thắng huống hồ hiếu thắng trong tình trạng thiếu thốn đủ thức nhất là kiến thức thì chắc chắn thất bại.
Bản thân thất bại nên nghi ngờ những cuốn sách, nguyền rủa những triết lý cho rằng nó sáo rỗng, viển vông.
Người ta nói: Khi ta thua độ tự tin sẽ giảm xuống rõ rệt, niềm tin vào bản thân không còn, nó lây lan sang nghi ngờ mọi thứ khác.
Tôi có một học viên tên M., năm nay 32 tuổi. Một hôm, M. gặp tôi trong bộ dạng rất thảm nói: "Anh thấy em nhếch nhác lắm đúng không, vì em đang gặp thất bại ê chề". M. năm lần bảy lượt cầm tiền của gia đình để làm ăn mà vẫn không thể thành công nổi. Cậu ấy bắt đầu nghi ngờ chính mình, thấy mình vô dụng. Chưa hết M. đâm ra hoài nghi về những cuốn sách đã từng đọc về thành công, về làm giàu, về khởi nghiệp. M. nói: "Chính những thứ ấy đã giết sự nghiệp của em, chúng chỉ là những loại kiến thức sáo rỗng, thiếu thực tế và dành cho những kẻ mơ mộng"
M. đang bắt đầu đổ lỗi cho những thứ bên ngoài. Tôi thông cảm với M. và sẽ không bao giờ chê trách cậu ấy. Thua trận một hai lần có thể sẽ biến chúng ta thành con rùa rụt cổ, rất nhiều người như vậy. Tôi hiểu những mặc cảm của M. Bằng tuổi cậu ấy, nhiều bạn bè cùng trang lứa đã ổn định với mức thu nhập tốt, vị trí tốt và một tương lai tươi sáng. Lúc khởi nghiệp thì hiếu thắng nhưng thua rồi lại cúi mặt vì thất vọng và xấu hổ. Bố mẹ M. nói đừng cố gắng làm gì nữa, lời khuyên của họ là một công việc ỔN ĐỊNH.
Tôi đã hỏi M. rằng: "Bản thân cậu nghĩ sao, có dám bắt đầu khởi nghiệp thêm một lần nữa không?" Trước câu hỏi của tôi, M. im lặng, có lẽ cậu ta cần thêm thời gian để suy nghĩ.
Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ, đừng dành cả gia tài để mua một lần nhận thức.
Khởi nghiệp không có kiến thức giống như đặt cả gia tài mua một lần nhận thức, đến lúc trắng tay bạn chính là kẻ vừa liễu lĩnh vừa ngu ngốc. Dù bạn có bài học sau thất bại nhưng cái giá đánh đổi cũng chát chúa vô cùng: toàn bộ số tiền tích cóp và thêm nợ nần.
Điều này có đáng không?
Thật khó khi gây dựng lại từ đống tro tàn, khó hơn với bạn một người chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức về thị trường cũng rất ít.
Do đó, mỗi start up cần có một "mentor" họ là người đồng hành. Tại sao vậy? Vì họ sẽ ở bên cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích khi đứng giữa nhiều lựa chọn.
Thời gian đầu khởi nghiệp, bạn băn khoăn có nên nghỉ việc để kinh doanh riêng. Làm thế nào để bạn chắc chắn điều gì là đúng? Bạn cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu. Mentor không nhất thiết là người sẽ nói cho bạn nên đi hướng nào nhưng họ sẽ những câu hỏi giúp bạn tự nhận ra hướng đi nào là tốt.
Khi bước vào khởi nghiệp khó khăn trong kinh doanh bắt đầu nảy sinh – từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… – cản trở sự phát triển của start up, lúc này bạn thực sự cần một Mentor.
Ngay cả khi kinh doanh đã phát triển mạnh, bạn sẽ không biết đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn. Những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi bạn cần một Mentor.
Mentor không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, họ chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mentor cùng bạn nuôi ngọn lửa nhiệt huyết, tìm được Mentor đúng nghĩa họ thực sự là một người bạn.
Hơn cả, trước khi quyết định "chơi lớn" một phen, bạn hãy cẩn trọng cân, đo, đong, đếm thật kỹ càng những tiềm lực bản thân đang sở hữu. Cổ nhân từng dạy rằng, một trận đánh hay là một trận đánh bạn trù liệu thấu đáo được những được - mất. Tỉnh táo không bao giờ là thừa, để khởi nghiệp tuyệt đối không phải là sạt nghiệp.
Trí Thức Trẻ