MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khởi nghiệp nhiều năm, phỏng vấn hơn 3000 người, phát hiện ra người có tiền đồ đều sở hữu cho mình 3 đặc trưng

09-06-2020 - 11:16 AM | Sống

Người trẻ muốn có tiền đồ, còn phải xem liệu họ có “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” hay không...

Vài ngày trước tôi có tham gia vào một hội thảo của những doanh nhân, nơi mà rất nhiều các "bô lão" trong ngành chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm của họ.

Nhưng điều khiến tôi ấn tượng sâu đậm nhất là một câu chuyện mà một vị tiền bối chia sẻ, đó là "Làm sao để phán đoán một nhân viên có tiềm lực hay không?"

Vị tiền bối đó kể về câu chuyện một lập trình viên 34 tuổi bị từ chối khi phỏng vấn.

Công ty của vị tiền bối ấy đã gọi được vốn tới vòng series D, quy mô khá lớn.

Tuy nhiên, dù đã tuyển tới nhân viên thứ 600 thì anh ấy vẫn kiên trì tham gia từng cuộc phỏng vấn và ngồi cho tới cuối cùng, đích thân kiêm tra từng ứng viên một.

Anh ấy nói khởi nghiệp đã nhiều năm như vậy, số người anh phỏng vấn đã lên tới con số hơn 3000 người, giai đoạn phỏng vấn 500 ứng viên đầu tiên, anh thậm chí đã tạo một bảng excel lớn và phân tích từng ứng viên.

Ngay cả khi ứng viên đã trúng tuyển, anh cũng vẫn yêu cầu HR và bộ phận chuyên môn đánh giá xem phán đoán của anh ấy và năng lực thực tế của nhân viên đó có chênh lệch nhiều không.

Sau khi phỏng vấn được 500 người, kể từ sau đó, anh ấy nhìn người không sai bao giờ.

Theo vị tiền bối đó, một người trẻ có tiền đồ hay không, cứ nhìn 3 điểm.

Khởi nghiệp nhiều năm, phỏng vấn hơn 3000 người, phát hiện ra người có tiền đồ đều sở hữu cho mình 3 đặc trưng - Ảnh 1.

01

Liệu họ có viễn cảnh tầm nhìn của mình hay không

Đừng vì lợi ích trước mắt mà từ bỏ giá trị lâu dài

Cái gọi là viễn cảnh tầm nhìn, ý muốn nói tới giá trị cơ bản mà một người theo đuổi khi suy nghĩ vấn đề và tác phong làm việc, và cả giá trị lâu dài mà anh ta theo đuổi.

Một khi có cơ hội, dù khó khăn đến đâu, họ cũng sẽ cố gắng hết sức để đạt được nó, tầm nhìn càng mạnh mẽ và rõ ràng thì tiềm năng càng lớn.

Nhưng sợ là sợ ngay cả bản thân bạn cũng không biết mình muốn cái gì, từ đó bị những lợi ích ngắn hạn dắt mũi.

Hôm nay bạn thấy có một công việc với mức lương 10 triệu, bạn bỏ việc đang làm để tìm tới công việc kia; ngày mai bạn phát hiện ra có một công việc rất gần nhà, bạn lại nghỉ; ngày kia có một công việc có nhiều kì nghỉ trong một năm, bạn lại bỏ…

Vậy hãy cùng làm một cái so sánh như này, có một công việc có thể hiện thực giá trị lâu dài, bạn yêu thích đồng thời có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn, nhưng mức lương lại không quá lý tưởng và một công việc với mức lương 20 triệu, bạn sẽ chọn cái nào?

Tôi tin rằng nhiều người sẽ chọn công việc thứ 2, đó là điều tất yếu, nhưng 1 tháng 20 triệu, một năm 240 triệu, 10 năm 2,4 tỷ (tất nhiên là con số thực tế tiết kiệm được sẽ ít hơn), bạn mất 10 năm tốt nhất cuộc đời, 2,4 tỷ mua lại được cái gì?

Cũng giống như vị giám đốc kia khi hỏi ngược lại người tham gia:

Nếu nhân viên của bạn hơn 30 tuổi, nhưng mỗi tháng lại chỉ quanh quẩn với mối lo liệu mỗi tháng có kiếm được 10 triệu hay không, mà không thể tĩnh tâm lại nghiên cứu công nghệ, học về quản lý, dẫn dắt nhóm, bạn có cho rằng anh ta là một nhân tài, có muốn đầu tư bồi dưỡng cho anh ta? Câu trả lời là không.

Zhou Hongyi, một doanh nhân, tỷ phú người Trung Quốc từng nói rằng bản thân sau khi tốt nghiệp, muốn sử dụng lập trình để thay đổi thế giới, nhưng anh cũng biết chỉ dựa vào lập trình thì không thể thay đổi thế giới, anh ấy vẫn cần phải học thêm rất nhiều thứ.

Vậy là, anh từ bỏ hàng loạt cơ hội gia nhập vào ngân hàng hay cơ quan nhà nước, đi tới công ty về phần mềm tốt nhất tại Trung Quốc lúc bấy giờ, học hỏi xem một công ty phần mềm sẽ vận hành ra sao.

Khi đó, anh chỉ nhận mức lương 800 tệ mỗi tháng (khoảng 2,6 triệu đồng), ở trong một căn phòng trọ cũ, nhưng bản thân lại thấy rằng mình học được rất nhiều thứ, công ty không những không lấy tiền mình, mà ngược lại còn trả lương cho mình, vậy là được lắm rồi.

Sau 3 năm cố gắng không ngừng nghỉ, Zhou Hongyi trở thành tổng giám đốc trung tâm R&D trẻ nhất lúc bấy giờ của công ty, và cũng đúng lúc phong thủy tài vận đang đi lên như vậy, anh lại quyết định rời nơi mình đã gắn bó suốt 3 năm.

Bởi anh cảm thấy chỉ có thể phát huy giá trị của mình trong thế giới Internet và công ty hiện tại không thể cung cấp cho anh ta các điều kiện để phát huy giá trị đó của mình, vì vậy tiền và chức vụ mà công ty offer có cao tới đâu thì đó cũng không phải là điều anh thực sự muốn.

Đối với bản thân tôi mà nói, tôi hoàn toàn có thể hiểu được quyết định của Zhou Hongyi.

Tôi từng tốn mất hàng chục triệu đồng để rời một công ty truyền thông, không phải vì công ty không tốt, mà bởi công ty không giúp tôi hiện thực được giá trị thực sự của mình, vì vậy, tôi thà bồi thường tiền hợp đồng để được ra đi.

Tôi rất tán đồng một câu nói như này: "Trên thế giới này, số người quan tâm tới 20% tiền lương luôn nhiều hơn số người quan tâm tới giá trị và sự phát triển cá nhân, vì vậy, thế giới này cuối cùng vẫn luôn chỉ thuộc về người có tham vọng."

Vậy làm thế nào để theo đuổi giá trị lâu dài:

1. Đừng bao giờ vì một chút tiền lương, phúc lợi mà từ bỏ công việc bạn thực sự yêu thích đồng thời đem lại cho bạn sự phát triển và trưởng thành.

2. Chu kì chín của một sản phẩm hay công việc là khoảng 5-6 năm, nhưng mỗi nửa năm, hãy tự hỏi lại mình rằng công việc hiện tại có phải sự nghiệp tôi sẽ theo đuổi suốt đời hay không?

3. Lúc muốn phấn đấu, muốn chịu khổ một chút, đừng nghĩ gì, hãy làm, hãy thử chịu khổ, nếu không thì tới lúc lâm chung, bạn sẽ chẳng thể nào yên lòng nổi đâu.

Khởi nghiệp nhiều năm, phỏng vấn hơn 3000 người, phát hiện ra người có tiền đồ đều sở hữu cho mình 3 đặc trưng - Ảnh 2.

02

Liệu họ có tư duy nghịch hay không

Quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu bánh, mà là bạn muốn ăn bao nhiêu

Người ta nói rằng Google từng có một quy tắc bất thành văn rằng, đối với một số vị trí quan trọng nhất định trong công ty, họ sẵn sàng trả gấp đôi để thuê được những nhân tài hàng đầu trong ngành.

Một tiêu chí quan trọng để phân biệt những nhân tài hạng nhất với nhân tài hạng ba là:

Những tài năng hạng ba sẽ xem mình có tài nguyên, nguồn lực gì, rồi sau đó đi làm những việc tương ứng;

Còn những nhân tài hàng đầu, họ nghĩ về những gì họ muốn làm trước tiên, rồi sau đó đi tìm các tài nguyên hay nguồn lực tương ứng.

Tiềm lực của nhân tài hạng 3 sẽ nhỏ hơn, bởi lẽ họ rất dễ bị tài nguyên giới hạn, có bao nhiêu bánh sẽ ăn bấy nhiêu, rất dễ bị đói.

Còn nhân tài hạng nhất sẽ có tiềm lực lớn hơn, bởi lẽ tham vọng của họ lớn, họ có thể vượt qua giới hạn của tài nguyên, muốn ăn bao nhiêu thì cắt miếng bánh to bấy nhiêu để ăn.

Vào năm 2001, khi doanh thu của công ty chỉ là 300 triệu nhân dân tệ, Niu Gensheng, người sáng lập Mengniu Diary (một công ty sữa nổi tiếng của Trung Quốc), đã đề xuất mục tiêu đạt doanh thu 10 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm.

Vào thời điểm đó, không ai tin rằng Niu Gensheng có thể làm điều đó, bởi vì theo các điều kiện và khả năng của Mengniu, điều đó là bất khả thi.

Theo đó, Niu Gensheng đã yêu cầu toàn bộ công ty từ trên xuống dưới rằng:

Đừng hỏi đôi bàn tay của tôi có thể làm được bao nhiêu chuyện, hãy hỏi xem muốn chuyển được núi Thái Sơn thì phải cần tới bao nhiêu đôi bàn tay.

Đừng hỏi tôi một nồi cơm điện nấu được bao nhiêu gạo, hãy hỏi xem muốn nuôi vạn quân thì cần tới bao nhiêu cái nồi.

Đừng hỏi tôi một ngọn đèn có thể chiếu được bao nhiêu mét đường, hãy hỏi xem muốn thắp sáng cả thiên hạ thì cần tới bao nhiêu ngọn đèn.

Công ty đã sử dụng tư duy nghịch như một công cụ để lật đổ hoàn toàn con đường tăng trưởng ban đầu và đánh bóng lại nó, chỉ trong vòng 5 năm ngắn ngủi, công ty đã đạt được mục tiêu "dường như không thể" lúc đầu, từ một doanh nghiệp không mấy tiếng tăng trở thành một trong những ngành hàng dẫn đầu.

Làm sao để bồi dưỡng nên tư duy nghịch?

1. Luôn nghĩ tới "tôi muốn làm gì" trước tiên, chứ không phải "tôi có cái gì nên tôi có thể làm gì".

2. Luôn phải nghĩ rằng, trong ngành này, ai là người giỏi nhất, tôi làm sao mới giỏi được như họ, hoặc thậm chí là phải hơn.

3. Đừng tự giới hạn bản thân, một người đến nghĩ còn không dám nghĩ thì làm sao mà dám thử.

4. Đừng bao giờ dương dương tự đắc, thế giới luôn tồn tại những cao thủ giỏi giang hơn bạn, nhưng cũng đừng để mất đi hi vọng, học hỏi và thực hành luôn có thể biến bạn trở nên tốt hơn.

5. Bạn có tài nguyên hay năng lực gì, điều đó không quan trọng, quan trọng là bạn có thể nghĩ ra được những phương pháp gì, sáng tại ra những kì tích ra sao.

Khởi nghiệp nhiều năm, phỏng vấn hơn 3000 người, phát hiện ra người có tiền đồ đều sở hữu cho mình 3 đặc trưng - Ảnh 3.

03

Liệu họ có "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" hay không

Cuộc đời, không phải đường chạy nước rút khảo nghiệm sự bùng nổ, mà là đường chạy marathon kiểm tra sức bền

Mọi "lựa chọn", đều có tiền đề là "từ bỏ".

Người không chống lại được cám dỗ, người mà cái gì cũng muốn, đi sẽ vừa chậm lại vừa không xa.

Ni Zhengdong, một nhà đầu tư nổi tiếng của Trung Quốc khi hồi tưởng lại lịch sử ngành VC/PE (Vốn đầu tư mạo hiểm và vốn chủ sở hữu tư nhân) 20 năm trước đã nhận ra rằng lý do lớn khiến mọi người thất bại là không thể kháng cự lại cám dỗ, nên sẽ không đi được xa.

Gia đoạn đó, ngành VC/PE không khởi sắc, rất nhiều quỹ chỉ có một ít tiền dự phòng trong tay đã chuyển sang bất động sản, nghĩ rằng kiếm được vài trăm triệu là một số tiền rất lớn, nhưng ngành đầu tư và tài chính hiện tại động một chút là có thể giúp bạn kiếm được hàng chục tỷ đồng.

Nhiều công ty khởi nghiệp thường xuyên không gắn bó tới cùng với công việc kinh doanh của họ, họ luôn làm hai hoặc ba việc kiếm tiền cùng một lúc, và cuối cùng thì họ cũng chẳng còn tồn tại.

Nhiều khi, thứ bạn cần làm không phải là lựa chọn, mà là từ bỏ, kiên trì hướng đi đúng, chống lại những cám dỗ, đừng quá nóng vội, sốt sắng.

Kaifu Lee, một tiến sĩ, một blogger nổi tiếng của Trung Quốc, trong một buổi diễn giảng của mình, ông đã lấy một ví dụ rất thú vị rằng, nhiều nhà sáng lập của nhiều công ty thường điện thoại hoặc nhắn tin với ông rằng: "Tôi có một ý tưởng khá hay, đảm bảo trong 5 phút có thể làm tiên sinh động lòng."

Cách ứng phó của Lee tiên sinh đó là đưa những người này tới trước mặt của những chuyên gia hiểu biết nhất trong ngành đó và kiểm tra họ trong 5 phút.

Sau khi bị hỏi tới hỏi lui mà vẫn đứng vững, nó cho thấy rằng họ thực sự đã nghiên cứu rất sâu về vấn đề đó, nói không chừng sẽ có cơ hội tốt, có thể nói chuyện thêm với nhau để thông hơn.

Nhưng nếu bạn bối rối khi bị hỏi tới hỏi lui như vậy thì cho thấy rằng mọi thứ tới chỉ là ngẫu hứng, nghề chính còn chưa xong thì nghề phụ lại càng không ra đâu với đâu, không còn gì để nói nữa.

Có bao nhiêu người tự tin đầy mình bị đánh bại?

Đáp án của Kaifu Lee là hơn 90%.

Khởi nghiệp nhiều năm, phỏng vấn hơn 3000 người, phát hiện ra người có tiền đồ đều sở hữu cho mình 3 đặc trưng - Ảnh 4.

Chúng ta cũng không khác những nhà khởi nghiệp kia là mấy, cảm thấy đây là cơ hội, kia cũng là cơ hội, chúng ta thường bỏ qua một việc rất quan trọng, đó là cơ hội thực sự chính là việc mà chúng ta đang kiên trì làm.

Chúng ta ở thời đại này, người thông minh quá nhiều, mọi người đều bị đủ mọi loại cơ hội, cám dỗ thu hút, bị kéo ra khỏi đường chạy có giá trị đích thực.

Cần phải biết rằng, cuộc sống là một đường chạy marathon, người có thể chạy hết đường đồng thời đạt thành tích tốt thường là những người kiên trì chạy về một hướng, cúi đầu miệt mài chạy trên đường đua, không vì phong cảnh hay nước ngọt trên đường mà từ bỏ cuộc chạy.

Vẫn là câu nói đó, con đường sự nghiệp của một người không phải dăm ba năm, cũng không phải mười mấy hai mươi năm, mà là 30, 50 năm, muốn xem anh ta có tiềm lực hay không, không phải là sự bùng nổ nhất thời, mà nó phụ thuộc vào việc liệu anh ta có thể kiên trì một việc gì đó trong thời gian dài hay không.

Hi vọng bạn có thể trở thành một người giàu tiềm lực.

Theo Alexx

Báo Dân sinh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên