Không chỉ Jack Ma hay Pony Ma, toàn bộ giới nhà giàu Trung Quốc đang chịu áp lực to lớn
Trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ban hành một chỉ đạo nhằm mục tiêu phân phối lại của cải của đất nước vì lợi ích "công bằng xã hội".
- 19-08-2021Trả tiền, tặng quà để 'mua' đánh giá sản phẩm, 50.000 người bán hàng Trung Quốc nhận kết đắng: Phá sản, thất nghiệp sau 1 đêm vì bị Amazon đình chỉ tài khoản, doanh thu 15 tỷ USD 'không cánh mà bay'
- 19-08-2021Covid ập đến vào lúc không thể tệ hơn, kinh tế Trung Quốc đứng trước "trận chiến" buộc phải thắng
- 18-08-2021Chính sách không khoan nhượng Covid-19 'bóp nghẹt' các cảng ở Trung Quốc
- 18-08-2021Chịu lỗ lớn, George Soros, Cathie Wood và nhiều nhà đầu tư Mỹ tháo chạy khỏi cổ phiếu Trung Quốc
- 18-08-2021Quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc mua cổ phần công ty mẹ TikTok, chính thức có 1 ghế trong hội đồng quản trị
Tân Hoa Xã trích bài phát biểu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc rằng Chính phủ cần phải thiết lập một hệ thống phân phối lại của cải vì lợi ích "công bằng xã hội". Ông Tập cho rằng cần phải "điều tiết hợp lý thu nhập cao quá mức, khuyến khích những người có thu nhập cao và doanh nghiệp đóng góp cho xã hội nhiều hơn".
Bài viết của Tân Hoa Xã không đề cập chi tiết làm sao để Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này nhưng gợi ý rằng Chính phủ có thể xem xét đánh thuế hoặc áp dụng các biện pháp khác để phân phối lại thu nhập và của cải.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết "thịnh vượng chung" của người dân Trung Quốc là yếu tố then chốt để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và biến đất nước thành một quốc gia "phát triển toàn diện, giàu mạnh" vào năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
"Sự thịnh vượng chung là thịnh vượng của tất cả người dân, không phải thịnh vượng của một vài người", ông Tập Cận Bình nói trong cuộc họp kinh tế với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sự kiện được tổ chức vài tháng một lần để quyết định chính sách.
Trong những thập niên qua, Trung Quốc chuyển mình ngoạn mục từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những thế lực lớn nhất về kinh doanh và công nghệ. Tốc độ phát triển nhanh chóng có thể giúp Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 1 thập kỷ tới.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc có số tỷ phú USD vượt Mỹ, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị ở Trung Quốc cũng ngày càng trở nên tội tệ. Điều này đã làm các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thấy hài lòng.
Cải cách kinh tế vào những năm 1970, Trung Quốc cho phép một số người, một số khu vực được "giàu trước". Tuy nhiên, "thịnh vượng chung" ngày càng trở thành cụm từ được nhắc tới nhiều hơn và được đặt vào một vị trí quan trọng hơn.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc ban hành các biện pháp quản lý chưa từng có đối với các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, giáo dục và các lĩnh vực khác với danh nghĩa ngăn chặn rủi ro tài chính, bảo vệ nền kinh tế và dập tắt tham nhũng. Chính phủ cũng nhắc tới sự cần thiết phải bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích người dân.
Các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Trung Quốc đang gánh chịu hậu quả. Những gã khổng lồ công nghệ như Tencent hay Alibaba đang chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng. Cùng với đó, hàng chục tỷ USD đã bị thổi bay khỏi tài sản ròng của các tỷ phú như Pony Ma hay Jack Ma.
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc lại đang có dấu hiệu suy yếu. Dữ liệu được công bố hôm 16/8 cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong một năm qua. Bên cạnh sự tái bùng phát của biến thể Delta, thiên tai và rủi ro nợ, tâm lý của các nhà đầu tư cũng là lý do được các chuyên gia kinh tế viện dẫn cho tình hình của Trung Quốc.
Tham khảo: CNN