Không chỉ ở Mỹ, Singapore cũng vừa có luật bảo hộ phá sản và thậm chí còn có hiệu lực xuyên biên giới
Khi nói đến các vấn đề pháp lý hay thủ tục hành chánh, Singapore giải quyết rất nhanh, và đôi khi thủ tục phá sản còn thậm chí nhanh hơn.
- 28-02-2017"Vua phá sản" Wilbur Ross trở thành Bộ trưởng thương mại Mỹ
- 25-02-2017[Infographic] Toshiba: từ gã khổng lồ công nghệ đến bờ vực phá sản
- 05-11-2016Donald Trump: 4 lần phá sản, 3 lần kết hôn và cuộc đời của ứng viên Tổng thống ồn ào nhất lịch sử nước Mỹ
Cuối tuần qua, Ezra Holdings, một tập đoàn dịch vụ dầu khí ở Singapore, và 2 công ty con là Ezra Marine Services và EMAS IT Solutions, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại một tòa án của Mỹ ở White Plains, New York.
Hôm 20/3, cổ phiếu của Nam Cheong Ltd., công ty chuyên xây dựng các cơ sở hạ tầng ngoài khơi phục vụ tàu, đã lao dốc khoảng 33%, xuống mức thấp kỷ lục sau khi công ty này tuyên bố các kiểm toán viên nêu ra một vài lo ngại về tình hình tài chính của công ty.
Tình hình tài chính của Ezra nhanh chóng được đưa ra ánh sáng. Hai công ty tàu đã hủy các thỏa thuận thuê tàu của họ với một công ty con trên hồi tuần trước và các đơn hàng đang chất đống. Chương 11 trong luật phá sản của Mỹ cho phép dừng tất cả những lời đòi nợ đối với một công ty để nó có thể tiếp tục hoạt động trong khi tìm ra một thỏa thuận với các chủ nợ, là một giải pháp hay. Nhưng nếu như Ezra “tội nghiệp” chờ lâu hơn một chút thì có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn cho họ, vì trong 10 ngày nữa, sự bảo hộ tương tự sẽ có sẵn ở Singapore và thậm chí sẽ có một số điểm thuận tiện hơn.
Vào ngày 10/3 vừa qua, chính phủ Singapore đã bỏ phiếu tiến hành một vài thay đổi đối với Luật quản lý doanh nghiệp, và đạo luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 31/3. Trong đó bao gồm một khung tái cấu trúc mới mà sẽ cho phép các công ty yêu cầu tòa án địa phương ngưng những lời đòi nợ từ phía chủ nợ, nhà cung cấp và người cho thuê. Các công ty cũng sẽ có thể vay tiền cho các mục đích hoạt động kinh doanh với chủ nợ mới hơn được ưu tiên hơn những chủ nợ cũ trong vấn đề trả nợ, như là một cách kích thích việc cho vay trong quá trình phá sản. Điều đó đã có ở Mỹ nhưng chỉ mới có ở Singapore trong một vài trường hợp.
Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cho các công ty như Ezra, hay những công ty dịch vụ dầu khí khác có những hoạt động bên ngoài quốc gia này, là giờ đây những quyết định tại tòa án của Singapore sẽ có hiệu lực xuyên lãnh thổ. Điều đó nghĩa là một mệnh lệnh do một tòa án tại Singapore đưa ra sẽ được áp dụng trên toàn cầu. Vì thế, chẳng hạn như, một công ty vận chuyển có nhiều chiếc tàu khác nhau trên khắp thế giới có thể tiếp tục hoạt động với sự an tâm rằng những tài sản đó không thể dễ dàng bị bắt giữ trong khi nó đang được bảo hộ phá sản. Và điều đó từ lâu đã là một đặc điểm trong luật phá sản Mỹ, cũng là lý do tại sao nhiều công ty quốc tế có xu hướng đến Mỹ để được bảo hộ.
Trong một bức tranh lớn hơn, những thay đổi đó là một phần trong kế hoạch của Singapore để trở thành trung tâm giải quyết nợ được yêu thích ở châu Á. Và đúng như mong đợi, mọi việc đã được thay đổi rất nhanh, khi cách đây chỉ 12 tháng, một ủy ban bao gồm các chuyên gia về tái cấu trúc đã đệ trình một báo cáo và ngay lập tức nó được sử dụng để giúp phác thảo những sửa đổi đối với bộ luật hiện hành.
Ezra đã bỏ lỡ cơ hội chỉ cách vài ngày. Nhưng với những vụ vỡ nợ ngày càng tăng và mức độ nợ ngày càng leo thang, bạn có thể chắc chắn rằng sẽ có nhiều người đứng ra nhận.