Không chỉ tăng huyết áp mà còn có nguy cơ ung thư vì 1 thói quen phổ biến của người Việt
Trung bình mỗi người Việt trong một ngày ăn khoảng 9,4 gram muối. Ăn mặn không chỉ gây ra tăng huyết áp mà kéo theo ung thư đường tiêu hóa.
- 25-10-2018Ung thư đại trực tràng: Những dấu hiệu phát hiện sớm đừng bỏ qua
- 25-10-2018Chuyên gia ung thư gốc Việt tại Mỹ "chỉ mặt" thực phẩm làm tăng và giảm nguy cơ ung thư
- 24-10-2018Ung thư từ nốt ruồi rất nguy hiểm, di căn nhanh: Những dấu hiệu của nốt ruồi cần cảnh giác
Vì sao người Việt Nam ăn mặn
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối trên/ ngày. Tuy nhiên, theo điều tra năm 2015 cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt khoảng 9,4 gram muối.
Theo GS. Phạm Gia Khải, nguyên viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam nguyên nhân khiến cho người Việt Nam ăn mặn xuất phát từ lý do thời tiết. Do thời tiết khí hậu nhiệt đới nắng nóng, người dân lao động ra nhiều mồ hôi nhiều mất muối vì ăn mặn để bù lại lượng muối đã mất.
Nguyên nhân ăn mặn thứ 2, có liên quan tới điều kiện kinh tế khó khăn người dân ăn phải ăn mặn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lý do ăn mặn do vấn đề kinh tế ngày càng ít đi thay vào đó là thói quen ăn mặn bị tập nhiễm từ khi con nhỏ tăng lên.
Không ít người cho rằng ăn đặm (mặn) mới ngon và đậm đà. Nhưng ít người biết được ăn mặn liên quan tới căn bệnh tăng huyết áp. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây đột quỵ và tử vong bất cứ lúc nào.
"Ăn mặn không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp mà còn gây ứ muối tại tim gây hại cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não tử vong sau 1-2 phút", GS. Khải nói.
Tăng huyết áp là căn bệnh không có triệu chứng các phát hiện sớm bệnh là phải đo huyết áp thường xuyên. Phòng bệnh tăng huyết áp bằng cách hạn chế ăn mặn tăng cường hợt động thể chất.
Ăn mặn tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa
Không chỉ gây hại cho tim mạch, ăn mặn còn tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
PGS.TS Hoàng Công Đắc, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E cho hay thói quen ăn mặn quá 5gram/ ngày làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạy dày. Điều này khiến cho các chất gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây ra tổn thương các tế bào. Quá trình ăn mặn diễn ra trường diễn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Một số nghiên cứu chỉ ra ở các nước Châu Âu tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa cao liên quan tới cách ăn thịt muối, cá ướp muối.
"Còn tại Việt Nam những người thường ăn các thức ăn ướp muối như cá mắn, dưa cà muối… Nằm trong nhóm nguy có cao mắc các bệnh ung thư về đường tiêu hóa", PGS.TS Đắc nói.
PGS.TS Đắc cho hay ung thư dạ dày ban đầu triệu chứng rất mơ hồ hoặc không có triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể đau âm ỉ vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng… Lúc đầu các triệu chứng này thường xuất hiện thoáng qua về sau sẽ thường xuyên hơn.
Ở giai đoạn muộn các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, gầy sút, da xanh, sờ thấy khối u, đại tiện phân đen…
"Phòng ung thư dạ dày bằng cách hạn chế ăn mặn, ăn thịt cháy, hạn chế rượu bia thuốc lá. Trong gia đình có người bị mắc ung thư dạ dày nên đi tầm soát thường xuyên 6 tháng/lần", PGS.TS Đắc cho biết.
Trí thức trẻ