MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu

14-12-2020 - 15:53 PM | Tài chính quốc tế

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu

Theo Nikkei, số lượng công ty không đủ khả năng thanh toán nợ hoặc tiền lãi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ngày càng tăng. Dữ liệu cho thấy 223 công ty đã vỡ nợ trái phiếu từ đầu năm đến nay, gấp đôi con số của năm trước.

Số vụ vỡ nợ gia tăng diễn ra ngay cả khi lãi suất đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Nguyên nhân là do số công ty mắc nợ lớn ở Mỹ và châu Âu gia tăng trong vài năm qua. Nikkei nhận định, nếu nhà đầu tư trái phiếu trở nên chán nản với các công ty này và lãi suất tăng trở lại, thì số vụ phá sản sẽ tăng cao hơn nữa.

Tại Trung Quốc, tình trạng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng. Kể từ tháng 11, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp bị hoãn hoặc không được thanh toán là hơn 200 tỷ CNY (30,5 tỷ USD).

Ví dụ, công ty nhà nước Shanxi International Energy đã lên kế hoạch phát hành 3,5 tỷ CNY trái phiếu, nhưng nhà đầu tư chỉ mua 500 triệu CNY trong đợt chào bán. Ngoài ra, một số công ty quốc doanh khác gần đây cũng vỡ nợ, bao gồm cả nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup.

Lãi suất trung bình trái phiếu kỳ hạn 1 năm do các công ty Trung Quốc có bậc tín nhiệm AAA phát hành từ tháng 11/2020 là 4,07%, tiếp tục tăng lên trong các tháng gần đây. Trái phiếu phát hành từ tháng 7 đến tháng 8 có lãi suất 3,47% và tháng 9 đến tháng 10 là 3,74%.

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu - Ảnh 1.

Số lượng công ty vỡ nợ trên toàn cầu trong các năm.

Tuy nhiên, tâm lý lo sợ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu chỉ xảy ra ở một số quốc gia. Mức chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp so với trái phiếu chính phủ đã giảm xuống còn 1,6 điểm phần trăm – gần bằng với mức trước đại dịch. Ngoài ra, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2020 đã đạt mức cao kỷ lục. Yếu tố thúc đẩy là nhờ lãi suất ở mức thấp, khi các chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa kể từ tháng 3.

Tuy nhiên, mặt khác, ngày càng có nhiều công ty rơi vào cảnh vỡ nợ. Theo dữ liệu do S&P Global tổng hợp đối với các công ty được xếp hạng tín nhiệm, số vụ vỡ nợ tại Mỹ tăng 80% vào năm 2020 so với năm trước, lên 143. Trong khi đó, số vụ vỡ nợ ở châu Âu tăng 2,8 lần lên 42 vụ. Tỷ lệ vỡ nợ ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, tăng 30% lên 28. Dù tổng số vẫn thấp hơn năm 2009, nhưng số công ty vỡ nợ lần đầu đã vượt quá 5% kể từ năm 2010.

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu - Ảnh 2.

Tỷ lệ các công ty nặng nợ trên thế giới (theo quốc gia và châu lục).

Tình trạng vỡ nợ chủ yếu tập trung ở 1 số ngành cụ thể. Tại Mỹ, cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp J.C. Penny đã phá sản. Tại Anh, tập đoàn Arcadia – điều hành hãng thời trang Topshop, đã phá sản vào tháng 11. Trong số 223 vụ vỡ nợ trên toàn cầu, 60% thuộc 4 ngành bao gồm năng lượng và tiêu dùng.

Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả khi dịch bệnh kết thúc, sự hồi phục trong các ngành này sẽ diễn ra rất chậm. Robert Sharps – CIO tại T. Rowe Price, chỉ ra nguyên nhân là do "quá trình 1 loạt doanh nghiệp số hóa và thị trường đang tăng tốc trong thời điểm đại dịch diễn ra." Ông nói thêm rằng, các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế trực tuyến đã chứng kiến nhu cầu bùng nổ. 

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu - Ảnh 3.

Số lượng các công ty vỡ nợ theo các ngành.

Một trong những nguyên nhân khác khiến các vụ vỡ nợ gia tăng là do nợ doanh nghiệp đang tăng vọt. Dữ liệu của Factset về 34.000 công ty niêm yết trên toàn thế giới (không bao gồm ngành ngân hàng) cho thấy trong năm tài khóa 2020, tỷ lệ công ty phải trả tiền lãi nhiều hơn so với lợi nhuận trước thuế và lãi suất (EBIT) trong 3 năm liên tiếp là 26,5%. Đây là con số cao kỷ lục. Số lượng các công ty ôm khoản nợ lớn tăng so với thập kỷ trước – khi ở mức 1/5.

Tại Mỹ, con số này đã tăng 0,2 điểm phần trăm từ cuối tài khóa 2019 lên 34,5%, tăng 12 điểm phần trăm trong thập kỷ qua. Ở Trung Quốc, tỷ lệ cũng tăng mạnh lên 11,0%, tăng 0,5% điểm phần trăm so với cuối tài khóa 2019. Trong khi đó, Nhật Bản ghi nhận con số thấp hơn nhiều so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng cũng vượt qua mức 4% lần đầu tiên sau 9 năm.

Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu - Ảnh 4.

Tỷ lệ vỡ nợ doanh nghiệp ngày càng tăng (theo %).

Nếu 1 quốc gia tiếp tục hỗ trợ các công ty mắc nợ nặng quá mức cần thiết, họ sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu vốn, số lượng nhân viên và lợi nhuận tại các công ty ôm khoản nợ lớn trong 5 năm ở mức thấp so với các công ty chỉ có khoản nợ thấp hơn.

Các biện pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nặng nợ cắt giảm dần. S&P Global viết trong 1 báo cáo rằng "trọng tâm trong nửa cuối 2021 có thể sẽ chuyển sang việc thu hẹp dần các biện pháp hỗ trợ tài chính". Các chính phủ và NHTW cần tránh cản trở hoạt động kinh doanh, đồng thời khuyến khích tài cơ cấu nền kinh tế và các ngành. 

Tham khảo Nikkei

Lục Lam

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên