Không có bất cứ thứ gì miễn phí từ trên trời rơi xuống, cái gì bạn nghĩ càng LỢI, thực chất lại càng ĐẮT: Đừng vì ngây thơ mà trả giả!
Mọi thứ trên đời đều được trao đổi ngang giá, nếu bạn nghĩ mình được lời từ những đồ miễn phí thì đã quá "ngây thơ".
- 11-08-2019Im lặng là vàng, khoan dung là bạc, giúp người là đức hạnh, thất bại là phúc phần: Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc đời!
- 11-08-2019Nhặt được ví của tỷ phú bất động sản, đứa trẻ đói rách đến tận nơi trả lại nhưng lại xin 1 đô-la bằng được, lý do nói ra khiến ai nghe cũng phải xấu hổ
- 06-08-2019Chúng ta của năm 25 tuổi cần cả gia tài bạc tỷ nhưng 52 tuổi chỉ cần 1 chiếc giường duy nhất: Bỏ đi mọi tài sản để hiểu giá trị cuộc sống
Mọi người thường nói: "Không có bữa ăn nào miễn phí trên đời, cũng không có bánh bao từ trên trời rơi xuống."
Muốn có thể tận hưởng một cuộc sống chất lượng tốt, bạn phải làm việc chăm chỉ. Muốn mặc một chiếc váy xinh, bạn phải trả tiền mua nó. Muốn có một công việc tốt, bạn phải nỗ lực làm việc và đầu tư kiến thức chuyên ngành. Bất cứ điều gì cũng luôn đi kèm với cái giá phải trả. Hiếm có thứ gì hoàn toàn miễn phí.
Tại ngân hàng, một số người thường hỏi nhân viên rằng: "Khi tôi gửi tiền ở đây, có nhận được ưu đãi hay quà tặng miễn phí nào không?". Đương nhiên câu trả lời thường là "Có". Với những khách hàng thân thiết lâu năm và gửi tiền giá trị lớn, các ngân hàng hay cung cấp bộ quà tặng tương đối giá trị vào mỗi dịp Tết quan trọng. Còn với những khách hàng nhỏ lẻ, họ cũng có thể nhận được những ưu đãi ít hơn. Thế nhưng, được tặng quà thì ai mà không vui cơ chứ? Tuy nhiên, những món quà ấy có thực sự miễn phí hay không thì câu trả lời rõ ràng là "Không".
Thông thường, các chiến dịch quảng bá của một nhãn hàng nào đó khi tung ra sản phẩm miễn phí đều có giới hạn số lượng, muốn sở hữu thì bạn phải bỏ công sức và thời gian để xếp hàng, giành giật. Nhưng với khoảng thời gian để xếp hàng đó, rất có thể bạn đã kiếm ra số tiền giá trị hơn nhiều sản phẩm miễn phí có được trong tay. Thế thì chúng ta có còn được lợi nữa hay không?
Rất nhiều người sẽ trả lời rằng: "Cái gì tôi cũng không thiếu, nhưng chỉ thừa mỗi thời gian." Điều đó có thực sự đúng không khi mỗi ngày, chúng ta đều chỉ có 24 tiếng đồng hồ như nhau. Chỉ có cách chúng ta sử dụng mỗi phút, mỗi giây trong 24 giờ của mình như thế nào mới quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai.
Thời gian luôn mang đậm bản chất lạnh lùng, quyết đoán, nhưng lại rất công bằng. Chúng ta không thể quản lý nó, sắp xếp nó, hay quay ngược lại để sửa chữa một vấn đề nào đó. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy giá trị của nó cho đến khi không còn giá trị để cứu vãn.
Khi thời gian của bạn bắt đầu có giá trị, bạn sẽ thấy rằng những thứ miễn phí đều trở nên đắt đỏ. Người thành công luôn biết tận dụng từng giá trị thời gian để biến thành tựu của mình phát triển hơn nữa.
Cách đây vài năm, khi tỷ phú Bill Gates liên tục giữ vững ngôi vị người giàu nhất nước Mỹ, người ta đã tính ra rằng mỗi năm ông kiếm được số tiền sẽ là 7,8 tỷ USD, 1 ngày ông kiếm được 20 triệu USD, và chỉ trong 1 giây chính là 250 USD – một con số cực kỳ lớn. Do đó, nếu như Bill làm rơi 1 USD ông sẽ chẳng nhặt lại vì thời gian nhặt khiến ông mất 4 giây tức là lãng phí thêm 1.000 USD của mình. Hay như một phép tính vui về số tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người ta cho rằng mỗi một giây ông lại kiếm về 127 USD cho khối tài sản khổng lồ của mình.
Có một thuật ngữ trong kinh tế học gọi là "chi phí cơ hội", dùng để chỉ giá trị của những gì bạn phải từ bỏ để chọn một thứ khác.
Ví dụ, vào buổi tối, ban đầu bạn dự định học tiếng Anh, nhưng đột nhiên cảm thấy mệt mỏi nên chuyển sang chơi game. Vậy cái giá lớn nhất bạn bỏ ra cho trò chơi giải trí là kiến thức ngoại ngữ. Từ quan điểm này có thể thấy, chơi game và học tiếng Anh có giá trị tương đương nhau đối với bạn nên mới có thể dễ dàng đánh đổi hai thứ với nhau.
Từng có một câu chuyện lên báo với nội dung thế này: Một người đàn ông được mời đi ăn buffet liên hoan gia đình nên quyết định nhịn ăn ngay từ hôm trước để "dành bụng" cho hôm sau ăn được nhiều hơn. Cuối cùng, đúng là anh ta ăn được nhiều hơn thật. Nhưng ngay sau bữa tối đó, anh ta lên cơn đau bụng vì vấn đề tiêu hóa, phải nhanh chóng nhập viện điều trị và tổn thất vài triệu đồng cho chi phí chạy chữa.
Theo cách tương tự, nhiều người xung quanh chúng ta cũng theo đuổi những thứ được gắn mác "miễn phí", nhưng đánh đổi chi phí cơ hội được tính bằng thời gian, cảm xúc, sức khỏe và các mối quan hệ. Có nhiều khi một thứ tưởng chừng là rẻ lại khiến chúng ta phải trả một cái giá rất đắt.
Vì thế, khi đưa ra lựa chọn, hãy nghĩ về chi phí thật sự bạn phải bỏ ra cho lựa chọn trong hiện tại. Không phải tất cả mọi thứ miễn phí đều là không tốt, người sử dụng dịch vụ miễn phí đều là kẻ thua cuộc mà chúng ta cần có sự cân nhắc rõ ràng giữa lợi và hại từ hai phía mang lại.