Không còn hồ hởi, các chuyên gia kinh tế thận trọng hơn với các chính sách của Donald Trump
Phố Wall đang “quay mòng mòng” về thái độ đối với tân Tổng thống Donald Trump.
- 07-02-2017Chiến lược cây gậy - củ cà rốt và lý do tại sao Donald Trump không nói chuyện với ông Tập Cận Bình kể từ khi vào Nhà Trắng
- 06-02-2017100 tỷ USD và lý do tại sao nhà đầu tư phố Wall lại yêu thích Donald Trump đến thế
- 05-02-2017Ngòi bút của tân Tổng thống Donald Trump mạnh đến đâu?
Chỉ cách đây vài tuần, các nhà phân tích của phố Wall đồng loạt tăng dự báo tăng trưởng kinh tế bởi họ lạc quan về những hiệu ứng tích cực từ một loạt chính sách mới như cải cách hệ thống thuế trên diện rộng, nới lỏng luật lệ và gói kích thích tài khóa mà Donald Trump sẽ mang lại. Thế nhưng sau khi ông Trump chính thức nhậm chức, sau 2 tuần lễ rối bời với sự tập trung chủ yếu dành cho chính sách nhập cư và thương mại, phố Wall phải suy nghĩ lại và các dự đoán cũng vì thế mà thay đổi.
Trong báo cáo được gửi tới khách hàng cuối tuần trước, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs mà dẫn đầu là Alec Phillips nhận định: “sau cuộc bầu cử, tâm trạng lạc quan của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng cho thấy họ nhận định khả năng ông Trump cắt giảm thuế và nới lỏng luật lệ cao hơn so với khả năng hạn chế hoạt động thương mại và nhập cư. Nhưng sau tháng đầu tiên của năm 2017, cán cân rủi ro đang ở trạng thái ít tích cực hơn”.
Phillips đưa ra 3 nguyên nhân chính khiến Goldman thay đổi sang giọng điệu thận trọng hơn.
1. Cuộc đối đầu với Obamacare là dấu hiệu cho thấy sẽ có nhiều điều xảy ra
Ngay sau khi nhậm chức, văn bản đầu tiên mà ông Trump đặt bút ký là sắc lệnh ngừng đạo luật chăm sóc sức khỏe Affordable Care Act (hay còn gọi là Obamacare). Tuy nhiên mới đây Chính phủ Mỹ đã nói rằng việc thay thế Obamacare sẽ phải mất vài năm chứ không thể nhanh chóng và điều này được nhìn nhận là điều bình thường thay vì bất thường.
Đối với các nhà đầu tư dự đoán rằng Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể thông qua chương trình nghị sự táo bạo với các chính sách như cải cách thuế và kích thích tài khóa một cách nhanh chóng, những diễn biến mới có thể khiến họ thất vọng.
2. Sự phân cực trong các đảng phái chính trị của Mỹ đang trở nên tệ hơn
Sắc lệnh cấm người từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ đã kéo theo những phản ứng dữ dội ở Washington trong khi không thể hàn gắn mà còn khiến vết nứt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sâu sắc hơn.
“Dù hai đảng chính đã hợp tác với nhau về một số vấn đề hậu bầu cử, môi trường chính trị đang phân cực hơn bao giờ hết, cho thấy rất nhiều vấn đề sẽ gặp phải rào cản nếu như nó cần phải được cả hai đảng đồng thuận. Dù không kỳ vọng hệ thống luật lệ được cải cách sâu rộng, những diễn biến gần đây khiến khả năng những thay đổi được Thượng viện thông qua nhanh chóng đang giảm xuống”, Phillips nói.
3. Thực sự có khả năng thị trường sẽ xáo trộn
Việc ông Trump tập trung quá nhiều vào nhập cư và thương mại có thể khiến phố Wall cũng như các doanh nghiệp Mỹ thất vọng.
“Một số động thái gần đây của Chính phủ mới là lời nhắc nhở rằng những lời hứa khi tranh cử của ông Trump sẽ trở thành hiện thực. Trong khi đó những chính sách này sẽ khiến thị trường tài chính và nền kinh tế bị xáo trộn”, Phillips kết luận.