MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng

02-02-2019 - 02:14 AM | Sống

Ngày Tết truyền thống của đất nước Nhật Bản (hay còn được gọi là Oshougatsu) với khá nhiều điều thú vị, độc đáo.

Nhật Bản có rất nhiều các ngày lễ lớn trong năm và cũng giống như Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác ở khu vực châu Á, ngày Tết truyền thống luôn được xem là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Người Nhật gọi đó là lễ Oshougatsu diễn ra vào tháng 1 dương lịch hàng năm. Đây là dịp để các gia đình đoàn tụ, thăm hỏi, cảm ơn và chúc nhau những điều tốt lành nhất về một năm mới an lành, hạnh phúc, phát tài.

Tuy nhiên, khác với Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc, người Nhật đón Tết vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm. Theo Japantimes, trước thời kỳ Minh Trị, nước Nhật cũng đón Tết âm lịch như một số nước châu Á hiện nay. Tuy nhiên, vào năm 1873, 5 năm sau khi bắt đầu phong trào Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thông qua lịch Gregorian (lịch dương) và ngày 1/1 theo lịch này chính thức trở thành ngày bắt đầu năm mới ở Nhật Bản.

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 1.

Khác với Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc, người Nhật đón Tết vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm.

Dù đã ăn Tết dương lịch từ lâu nhưng người Nhật vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống. Tết Nhật có khá nhiều nét gần gũi với Tết Nguyên đán Việt Nam. Và đương nhiên, người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho năm mới bao gồm việc dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ dùng trong nhà, mua đồ ăn thức uống và quần áo mới cho bọn trẻ...

Ông Taeko Shiota, một người Nhật có cơ hội được trải qua nhiều cái Tết truyền thống ở quê hương mình chia sẻ: "Thời đó, đối với bọn trẻ chúng tôi, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết năm mới sắp đến là khi mẹ chúng tôi lấy kimono trong tủ ra cho chúng tôi mặc thử để đảm bảo chúng vẫn vừa vặn, bà thường phải điều chỉnh vai và vòng eo để phù hợp với sự phát triển chiều cao của chúng tôi trong năm trước".

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Ông kể: "Theo truyền thống người Nhật kiêng kị việc nợ nần từ năm cũ sang năm mới nên cuối năm cũng là lúc các đấng mày râu trong nhà lo trả hết các khoản nợ, thanh toán hóa đơn điện, nước... Trước Tết vài ngày, mọi người sẽ bắt đầu viết bưu thiếp năm mới cho bạn bè, người thân, giáo viên, cấp trên và người quen, thực tế là tất cả những người mà họ đã có bất kỳ liên hệ quan trọng nào trong năm qua. Các tấm bưu thiếp chúc mừng năm mới được gửi trước hoặc trong sáng ngày 1 tháng 1. Bọn trẻ thường vẽ những con linh vật của năm vào thiếp, chẳng hạn năm con cừu thì vẽ con cừu, năm con khỉ thì vẽ con khỉ..."

Tiếp đó là công việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Theo truyền thống của Shinto (Thần đạo), tôn giáo bản địa của Nhật Bản, một kami (thần) sẽ bước vào nhà vào dịp năm mới. Vì vậy, việc dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà từ trên xuống dưới, bao gồm cả gác mái và sàn nhà dưới tấm chiếu phải được làm cẩn thận để chào đón vị thần. Ông Taeko nói: "Khi còn nhỏ, chúng tôi luôn giúp mẹ dọn dẹp".

Trẻ em được nghỉ học vào ngày 25 tháng 12, không phải vì đó là Giáng sinh, mà vì đây là ngày mà tất cả mọi người, ngay cả trẻ em, cũng được "huy động" cho giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, căng thẳng cho năm mới. Ông Taeko kể: "Một trong những điều thú vị nhất của việc chuẩn bị này là chuyến đi đến một khu chợ lớn cuối năm để mua thức ăn, đồ trang trí và đồ chơi năm mới cho bọn trẻ".

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 3.

Mặc dù cũng vẫn chuẩn bị Tết truyền thống nhưng lối sống hiện đại đã giúp chị em phụ nữ người Nhật cảm thấy "dễ thở" hơn trong công cuộc chuẩn bị cho ngày quan trọng nhất trong năm - Ảnh minh họa.

Vào ngày 28 tháng 12, kadomatsu, một vật trang trí được làm bằng cành tre và cành thông, được trưng bày ở lối vào nhà để chào đón toshigami (vị thần năm mới), người được cho là mang lại may mắn. Kadomatsu bao gồm 3 ống tre tươi cắt vát chéo được buộc với những cành thông, dùng treo trước cửa nhà để đón thần linh.

Bánh gạo, được làm bằng cách giã gạo nếp, ban đầu được chuẩn bị để làm lễ cúng thần.

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 4.

Kadomatsu - vật dụng trang trí nhà không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật.

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 5.

Người Nhật giã gạo nếp làm bánh gạo theo phong tục truyền thống.

Trong ba ngày cuối năm, phụ nữ trong nhà luôn rất bận rộn chuẩn bị thức ăn cho những ngày tiếp theo. Bởi theo quan niệm, các vị thần năm mới không thích bị quấy rầy bởi âm thanh nấu ăn trong ba ngày đầu tiên của năm mới, và hầu hết các cửa hàng đã đóng cửa trong tuần đầu tiên, vì vậy có rất nhiều thức ăn cần chuẩn bị sẵn. Các loại thực phẩm mà người Nhật ăn vào dịp năm mới là Kuromame (đậu đen ngọt), kazunoko (trứng cá trích) và kobumaki (tảo bẹ cuộn). Tôm cũng được ăn vào dịp năm mới vì lưng tôm cong như lưng của một người già, có ý nghĩa về sự trường thọ.

Vào tối muộn ngày 31 tháng 12 (đêm Giao thừa), sau khi tất cả mọi việc trong nhà đã tươm tất, mọi người sẽ ăn một bát mì kiều mạch gọi là toshikoshisoba và lắng nghe tiếng chuông chùa, được rung 108 lần vào đúng 12h đêm.

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 6.

Vào buổi sáng năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ mặc trang phục kimono truyền thống của mình và tập trung tại phòng khách cho bữa ăn đầu tiên đặc biệt của năm, gọi là osechi. Sau khi trao nhau những lời chúc mừng năm mới, mọi người sẽ dùng bữa, có một món súp đặc biệt, được gọi là ozoni, có chứa bánh gạo giã nhỏ. Các thành phần khác của ozoni khác nhau tùy thuộc vào từng vùng và sở thích của từng gia đình. Các món ăn mừng Tết đặt trong tráp sơn rất cầu kỳ, đẹp mắt và đều mang ý nghĩa cầu phúc điều tốt lành.

Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 7.
Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 8.
Không đón Tết âm lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục khá giống người Việt, vai trò của phụ nữ cực quan trọng - Ảnh 9.

Bữa ăn osechi ngày đầu năm là một trong những phong tục Tết lâu đời ở Nhật.

Nhiều người đến thăm ngôi đền ở địa phương vào đêm Giao thừa nhưng nhiều gia đình lại đi chùa vào sáng mùng 1 để cầu mong về một năm mới an lành, hạnh phúc...

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn rất nhiều, việc chuẩn bị Tết đối với chị em phụ nữ Nhật Bản cũng không còn quá vất vả, cầu kỳ và bận rộn như xưa bởi mọi thứ đều có thể mua sẵn.

Cứ đến gần Tết, các gia đình sẽ ra siêu thị mua sắm một lượt. Từ các đồ trang trí nhà như vòng hoa treo trước cửa, hoa cắm trong nhà, đến bánh mochi, đồ ăn truyền thống... Tất cả đều có thể mua sẵn.

(Nguồn: Tổng hợp)

Theo LT

Helino

Trở lên trên