Không đủ tiền để tiết kiệm, mua nhà tốt hơn là đi thuê: Bóc mẽ những sai lầm khiến bạn mãi không giàu có
Mặc dù sở hữu một ngôi nhà có thể thấy nhiều lợi ích nhưng về lâu dài bạn có thể phải trả giá. Hầu hết mọi người cho rằng giá trị của ngôi nhà sẽ tăng lên và điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
- 22-02-2020Phụ nữ sở hữu phúc tướng này thì xác định đời này kiếp này vượng phu vượng gia, càng lớn tuổi càng giàu có và thăng hoa
- 20-02-2020Triệu phú tự thân 35 tuổi thành công nhờ những thói quen nhỏ hàng ngày: Muốn giàu có, hãy học hỏi càng sớm càng tốt
- 18-02-2020Tại sao người siêu giàu trên thế giới tăng vọt trong năm 2019 và số lượng tỷ phú đô la Việt Nam có gì thay đổi?
- 17-02-2020Tư duy làm giàu cuả người Do Thái: Muốn kiếm được nhiều tiền, có một thứ còn quan trọng hơn cả chăm chỉ
Cho dù nền kinh tế đang trong tình trạng thế nào thì bạn vẫn phải đưa ra quyết định thông minh về các chi phí hàng ngày, cho vay, đầu tư và các lựa chọn tiết kiệm. Thị trường đã bão hòa "các chuyên gia tài chính" đôi khi cũng đưa ra các lời khuyên đầu tư tồi tệ. Điều đó đã tạo nên những câu nói để đời về tiền bạc, đã đến lúc chúng ta bóc mẽ chúng. Mổ xẻ 7 câu nói dưới đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.
1. Tôi không kiếm đủ tiền để tiết kiệm
Đây là một trong những câu nói để đời phổ biến nhất. Những phát ngôn như này thường hay từ những người mới tốt nghiệp đại học và chưa kiếm đủ số tiền mà họ muốn.
Bạn thường nghe họ nói: "Tôi sẽ tiết kiệm khi tôi 30" hay những câu đại loại như "Còn có ít thì tiết kiệm cũng chẳng làm được trò trống gì."
Tiết kiệm thực sự là một trong những con đường quan trọng để độc lập tài chính. Sự tuyệt vời của lãi kép cho phép bạn đạt được bất kỳ khoản đầu tư nào. Thông thường, người ta cho rằng họ phải có thật nhiều tiền thì mới đầu tư được, nhưng điều đó là hoàn toàn sai.
Giả sử ở tuổi 25, bạn đầu tư 3.000 USD vào tài khoản tiết kiệm hoàn thuế và thu được 8% lãi suất hàng năm. Nếu bạn tiếp tục đầu tư 3.000 USD mỗi năm với lãi suất 8%, bạn sẽ tích lũy được 850.000 USD khi bạn 65 tuổi. Đợi đến khi 35 tuổi bạn mới bắt đầu tiết kiệm, số tiền sẽ giảm xuống còn 370.000 USD.
Lời khuyên: Bạn nên bắt đầu tiết kiệm sớm.
2. Tôi chỉ cần thanh toán tối thiểu trên tài khoản tín dụng
Thanh toán tối thiểu mỗi tháng không chỉ kéo dài thời gian vay mà còn làm ảnh hưởng điểm tín dụng của bạn nữa. Khoản vay của bạn càng kéo dài, bạn sẽ trả lãi càng nhiều. Thẻ tín dụng thường có khoản thanh toán tối thiểu khoảng 30 USD mỗi tháng. Nếu bạn chỉ nợ 2.000 USD, với lãi suất 18%, bạn sẽ mất tới 289 tháng để trả hết số dư của mình và bạn phải trả 4394 USD tiền lãi.
Lời khuyên: Trả nợ tín dụng nhiều nhất có thể. Hoặc tốt hơn, hãy dùng tiền mặt.
3. Trả góp hàng tháng rất quan trọng
Quyết định thanh toán trả góp hàng tháng có thể tạo ra kết quả bất lợi. Chỉ vì bạn có thể đủ khả năng thanh toán hàng tháng không có nghĩa đó là một quyết định mua đúng đắn. Một trong những lý do chính khiến các cá nhân gặp rắc rối về khoản vay là vì họ chỉ xem các khoản thanh toán hàng tháng chứ không xem tổng số tiền.
Mua một chiếc Mercedes hạng C trị giá 25.000 USD, bạn chỉ mất 450 USD mỗi tháng, nhưng so với chiếc Mazda 14.000 USD bạn chỉ cần trả 250 USD. 200 USD đó bạn có thể tiết kiệm hàng tháng cho quỹ hưu trí của mình.
Lời khuyên: Chỉ vì bạn có thể thanh toán hàng tháng không có nghĩa là bạn nên mua nó.
4. Mua nhà tốt hơn là thuê nhà
Câu nói huyền thoại này thường khiến người ta liên tưởng đến Định Kiến của người Mỹ. Mua nhà không phải lúc nào cũng sẽ đảm bảo sẽ mang lại lợi ích tốt. Hầu hết, mua nhà sẽ là giao dịch lớn nhất mà chúng ta từng thực hiện. Thường ngôi nhà của bạn sẽ đi kèm với một khoản thế chấp 30 năm và rất nhiều tiền lãi.
Mặc dù sở hữu một ngôi nhà có thể thấy nhiều lợi ích nhưng về lâu dài bạn có thể phải trả giá. Hầu hết mọi người cho rằng giá trị của ngôi nhà sẽ tăng lên và điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bán căn nhà với giá thấp hơn giá lúc mua, bạn có thể vừa phải trả hết khoản vay cũ vừa phải bắt đầu trả một khoản khác.
Nếu bạn biết trước mình không ở một chỗ cố định trong thời gian dài, thì tốt nhất bạn nên thuê nhà. Nếu bạn xác định sống lâu dài ở một thành phố thì bạn cần sáng suốt khi mua nhà.
5. Cải thiện điểm tín dụng
Mang một số dư nợ có thể bất lợi cho điểm số của bạn vì nó cho thấy bạn gặp khó khăn trong việc trả nợ. Các công ty tính điểm tín dụng chủ yếu theo dõi tài khoản của bạn để xem bạn thanh toán đúng hạn hay không. Trả tiền đúng hạn là cách tốt nhất để cải thiện điểm số. Thanh toán thiếu, thanh toán trễ và thanh toán ít hơn mức tối thiểu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn.
Lời khuyên tốt nhất là nên trả hết nợ tín dụng hàng tháng.
6. Tiền nào của nấy
Mọi người thường cho rằng hàng chất lượng cao là hàng mắc tiền. Thường bạn sẽ trả giá quá cao cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tầm trung. Mua đồ mắc tiền không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Lấy ví dụ chiếc xe hơi trong Câu chuyện thứ #3. Bạn tiết kiệm 11.000 USD khi mua Mazda. Chưa kể, Mazda còn ít phải bảo trì hơn so với Mercedes.
Đôi khi mua hàng rẻ còn tốt hơn.
7. Không nên nợ
Nãy tôi có nói trả hết nợ càng sớm càng tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa nợ là một thứ gì đó xấu xa. Khả năng dùng tín dụng là rất cần thiết bởi vì chúng ta cần xe hơi, nhà ở, khoản vay sinh viên, ... Quan trọng là nợ với mục đích giúp bạn thăng tiến cuộc sống chứ không phải nợ ngập đầu đến mức chúng ta không thể trả hết.
Lời khuyên: Tìm sự cân bằng giữa nợ và kế hoạch chi trả sẽ giúp bạn cắt giảm lãi suất.
Mọi người phải tự đánh giá cuộc sống của mình và đưa ra quyết định tốt nhất. Những điều có hiệu quả đối với bạn không có nghĩa là nó cũng có hiệu quả với người khác. Nguyên tắc vàng trong quản lý tài chính là đảm bảo chi tiêu thấp hơn thu nhập. Nếu bạn có thể làm như vậy, bạn đang đi đúng hướng.
Nhịp sống Kinh tế